Quyền chính trị của phụ nữ là một trong những quyền quan trọng, nhạy cảm được đề cập khá toàn diện, sâu sắc trong CEDAW. Công ước này yêu cầu các quốc gia thành viên có trách nhiệm dùng mọi biện pháp thích hợp nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng nam, nữ trong đời sống chính trị và cộng đồng của đất nuớc ở các quyền: Quyền tham gia bỏ phiếu ở mọi cuộc bầu cử và trưng cầu ý dân, được tham gia xây dựng và thực hiện chính sách của Chính phủ, tham gia các chức vụ của nhà nước và thực hiện mọi chức
năng cộng đồng ở mọi cấp của Chính phủ, tham gia vào các tổ chức hiệp hội phi Chính phủ liên quan đến đời sống cộng đồng và chính trị của đất nước. Pháp luật Việt nam quy định vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm: 1. Nam, nữ bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội;
2. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức;
3. Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; 4. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, để thực hiện được các quyền của phụ nữ trước hết các quyền đó phải được thể chế trong các quy định của pháp luật. Các quyền về chính trị của phụ nữ có thể chia ra thành 2 nhóm quy định: nhóm quy định trực tiếp các quyền chính trị và nhóm quy định về biện pháp thực hiện các quyền chính trị đó.
Nhóm quy định trực tiếp các quyền chính trị của phụ nữ thể hiện ở những quy định về sự bình đẳng nam, nữ trước pháp luật. Trước hết, cần khẳng định các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực chính trị không có sự phân biệt về quyền và nghĩa vụ giữa nam và nữ. Các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như “công dân”, “nhân dân”, “mọi người”, “cán bộ”, “công chức”… Tuy nhiên nội hàm của các thuật ngữ này đều được hiểu là bao gồm cả nam và nữ mà không có sự phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được thể hiện trong Điều 52 của Hiến pháp 1992 hiện hành: “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Như vậy, quyền chính trị của phụ nữ hay quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở các quyền sau đây:
Thứ nhất là: Quyền ứng cử vào tất cả các cơ quan dân cử, quyền tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử, quyền biểu quyết trưng cầu ý dân khi Nhà nước
trưng cầu. Điều 54 của Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” [18, tr.154]. Quy định này đã được cụ thể hoá trong các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Quốc hội năm 2001; Luật Bầu cử Hội đồng đồng nhân dân năm 2003. Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Quốc hội còn quy định quyền tham gia bỏ phiếu trong mọi cuộc bầu cử. Cụ thể là mọi người đều được tham gia bỏ phiếu bầu những người đại diện của mình tham gia Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trừ những người không đủ các điều kiện để được là cử tri như: người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự; hoặc người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri. Ngoài ra, công dân, không phân biệt nam nữ, đều có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân (Điều 53, Hiến pháp 1992). Như vậy, bên cạnh các quyền thực hiện dân chủ gián tiếp thông qua các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân), công dân còn được thực hiện quyền dân chủ trực tiếp thông qua bỏ phiếu trưng cầu ý dân trong trường hợp Quốc hội thấy cần thiết.
Thứ hai là Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Các quyền này được thực hiện ở các mặt hoạt động sau: Quyền tham gia xây dựng các chính sách và pháp luật của nhà nước. Quyền này được quy định trong Luật Ban hành văn bản năm 1996 và sửa đổi năm 2002, cụ thể là: Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ có quyền tham gia xây dựng các chính sách và pháp luật của nhà nước. Và bên cạnh việc bầu đại diện của mình vào Quốc hội và thực hiện các quyền của mình tại Quốc hội, mọi công dân còn được tham gia xây dựng các
chính sách và pháp luật của Chính phủ thông qua việc tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tiếp theo là quyền được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, được tham gia vào các chức vụ lãnh đạo. Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 và sửa đổi năm 2003 cũng quy định mọi công dân không phân biệt nam nữ, nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ở các vị trí tuyển dụng đều có quyền tham gia thi tuyển vào các vị trí trong các cơ quan nhà nước; được bầu vào các vị trí lãnh đạo nếu đủ tiêu chuẩn, phẩm chất của người lãnh đạo và được mọi người tín nhiệm (Điều 6, 7, 9 và chương IV Pháp lệnh cán bộ công chức). Tiếp đến là quyền tham gia hoạch định chính sách và thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Quyền này được quy định trong hàng loạt các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh Dân chủ cơ sở; Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13/02/1999 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước. Nội dung của các văn bản trên đều quy định không phân biệt nam, nữ, mọi công dân đều có quyền tham gia vào việc hoạch định, thực hiện và giám sát việc thực thi các chính sách của Nhà nước ở các cấp, các ngành. Ngoài ra còn các quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do dân chủ và tự do cá nhân, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
Nhóm quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện quyền của phụ nữ thể hiện ở các quy định mang tính bắt buộc, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào hoạt động xã hội với một tỷ lệ nhất định. Trước hết là bảo đảm cho phụ nữ trong việc tham gia các cơ quan quyền lực nhà nước. Hiến pháp 1992 quy định bắt buộc một tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân (Điều 9); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 2001 tại Điều 10a quy định: Số đại biểu Quốc hội là phụ nữ do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tiếp đó, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cũng quy định: bảo đảm số lượng thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là
phụ nữ. Đồng thời, hướng dẫn tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và quy trình công tác nhân sự Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân nhiệm kỳ 2004 - 2009 ban hành theo Quyết định 49/QĐ-TTg ngày 08/1/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ (Mục II, điểm 2): đảm bảo để có tỷ lệ thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; tăng tỷ lệ người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là phụ nữ; phấn đấu về cơ cấu đại biểu là nữ: đạt tỷ lệ chung không dưới 25%; ở các thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải phòng, Đà Nẵng, phấn đấu đạt tỷ lệ 27% [39]. Ngoài ra, Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt nam đến năm 2010 (Mục 4, chỉ tiêu 3) quy định: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2004 - 2009 của cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 28%; cấp quận, huyện là 23% và cấp xã, phường là 18%. Thứ hai là quy định về trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các cấp hội phụ nữ. Nghị định số 19/2003/NĐ-CP ngày 7/3/2003 quy định trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc phối hợp với Hội Liên hợp phụ nữ Việt Nam tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em (Điều 1). Khoản 4 Điều 12 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định trách nhiệm của Chính phủ là: “Thực hiện chính sách và biện pháp bảo đảm quyền bình đẳng nam, nữ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, bảo vệ, chăm sóc bà mẹ và thực hiện quyền trẻ em, giúp đỡ người già, người khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt; có biện pháp ngăn ngừa và chống mọi hành vi bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ và trẻ em” [33]. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp cũng quy định trách nhiệm của Hội đồng nhân dân trong việc bảo vệ và chăm sóc bà mẹ, trẻ em. Thứ ba là bảo đảm cho phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội. Hiến pháp 1992 quy định trách nhiệm của nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội
0 5 10 15 20 25 30 Khoá VI (76-81) Khoá VII (81-86) Khoá VIII (86-92) Khoá IX (92-97) Khoá X (97-2001) Khoá XI (2002- 2007)
khác để giảm gánh nặng gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn phận của người mẹ.
Như vậy, nhìn chung các quy định của pháp luật về quyền của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị là tương đối đầy đủ và ở một chừng mực nào đó các quy định đó đã đi vào cuộc sống. Song quá trình thực hiện quyền bình đẳng nam nữ trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực chính trị nói riêng cũng còn những trở ngại nhất định. Quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vực có thể khái quát qua một số điểm sau:
Thứ nhất, trong lĩnh vực lập pháp, trên cơ sở các quy định của pháp luật, trong các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phối hợp với Mặt trận tổ quốc và Hội Liên hiệp phụ nữ tạo mọi điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bầu cử của họ một cách thuận lợi nhất, thông qua nhiều hình thức có thể là đưa hòm phiếu đến tận nhà. Mặc dù qua các kỳ bầu cử tỷ lệ cư tri có tăng nhưng so với nam giới thì tỷ lệ vẫn còn thấp. Điều này có thể thấy rõ qua kết quả về tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân khoá 2004 – 2009 ở 17 tỉnh trong số 64 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc (xem phụ lục 2.1).
Thứ hai, đối với quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của phụ nữ. Cụ thể là đối với việc thực hiện quyền ứng cử vào cơ quan nhà nước, tỷ lệ đại biểu Quốc hội nữ tăng liên tục trong các khoá Quốc hội gần đây (khoá VIII 17,8%, khoá IX 18,5%, khoá X 26,3%, đặc biệt là khoá XI là 27,3%)
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội trong các nhiệm kỳ từ 1976 - 2007
Với tỷ lệ trên, Liên minh Quốc hội thế giới đã xác định Việt Nam là nước đứng thứ 9/135 nước thành viên của tổ chức này và đứng thứ 2 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.
Đối với cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, mặc dù đã có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành liên quan để thực hiện các quy định nhà nước về việc bảo đảm số lượng thích đáng đại biểu các cấp là phụ nữ nhưng thực tế tỷ lệ này vẫn còn những hạn chế. Bảng số liệu sau sẽ chứng minh cho điều đó.
Bảng 2.1: Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp các nhiệm kỳ từ 1985-2009
Khoá Tỷ lệ nữ đại biểu
Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp xã 1985 – 1989 28,6% 19,4% 19,7% 1989 – 1994 12,2% 12,3% 13,2% 1994 – 1999 18,4% 18,4% 14,4% 1999 – 2004 22,3% 20,2% 16,6% 2004 - 2009 25,07% 22,7% 20,4%
Nguồn: Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2005
Qua 2 bảng số liệu trên và căn cứ theo 49/QĐ-TTg ngày 08/1/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định rõ (Mục II, điểm 2) là phấn đấu về cơ cấu đại biểu là nữ: đạt tỷ lệ chung không dưới 25%; ở các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, phấn đấu đạt tỷ lệ 27% thì con số trên chưa thể hiện sự chuyển biến rõ rệt mặc dù so với giai đoạn từ năm 1986 đến 1994 thì từ năm 1994 đến nay tỷ lệ đại biểu nữ tăng gấp 2 lần.
Số lượng đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tăng là khách quan vì nó đã phán ánh được sự phù hợp của đường lối chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước cũng như sự đóng góp tích cực của các ban ngành liên quan. Cùng với tỷ lệ số lượng đại biểu nhân dân là nữ tăng thì chất lượng đại biểu nữ cũng
có sự tăng trưởng đáng kể xét từ góc độ trình độ văn hoá. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội có trình độ học vấn từ đại học trở lên trong khoá VIII là 11,1%, khoá IX là 58,9% thì đến khoá X là 87,28%. Đối với nữ đại biểu Hội đồng nhân dân thì số đại biểu có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các nhiệm kỳ trước.
Nói chung, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay thực sự chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng của phụ nữ và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của giới mình trong các cơ quan dân cử. Bên cạnh đó tỷ lệ phụ nữ nắm các chức vụ lãnh đạo còn thấp hơn nhiều so với nam nam giới. Theo Ban tổ chức – cán bộ Chính