Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam (Trang 91 - 94)

trong việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Chƣơng 3

NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY QUYỀN CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam Nam

Nhận thức được thực trạng và nguyên nhân trên, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị nhằm phát huy vai trò của phụ nữ như: Chỉ thị số 44/TW ngày 7/6/1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Một số vấn đề cấp bách trong công tác cán bộ nữ”; Nghị quyết 176/HĐBT ngày 25/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng đề ra những chủ trương lớn về việc phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và phát huy quyền của phụ nữ được tiếp tục ghi nhận trong công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng lãnh đạo từ năm 1986 đến nay. Năm 1993 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 04 đã khẳng định phải giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của Cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự

phát triển của đất nước. Với những nỗ lực của Đảng và Nhà nước việc thực hiện bình đẳng nam, nữ đã có những tiến bộ lớn, song trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề tạo điều kiện để hoà nhập giới về nhiều mặt nhất là việc làm, thu nhập, giáo dục đào tạo, tham gia các quan hệ xã hội đang đặt ra những thách thức mới cần giải quyết. Chính vì vậy, giai đoạn này Đảng và nhà nước Việt Nam đã có đường lối và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền của phụ nữ cao hơn nữa. Trước hết là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để người phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” [1, tr. 36]. Tiếp đến là năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến 2010” với mục tiêu tổng quan là: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội”. Chiến lược cũng lần lượt đưa ra các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực như: thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm; trong lĩnh vực giáo dục; trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành và tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ [41].

Với những yêu cầu và đòi hỏi mới của giai đoạn hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy quyền của phụ nữ tiếp tục được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và chỉ đạo. Năm 2006, trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinh thần; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động, người mẹ, người thày đầu tiên của con

người. Bồi dưỡng đào tạo phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và xúc phạm nhân phẩm của phụ nữ và trẻ em

[2]. Đồng thời văn kiện cũng đưa ra mục tiêu quyết tâm là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ các dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân, chuyên gia trên các lĩnh vực; bồi dưỡng nhân tài theo định hướng quy hoạch. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao ” [2].

Căn cứ vào những định hướng trên và xuất phát từ thực tiễn của quá trình đấu tranh và bảo vệ quyền của phụ nữ thời gian qua, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số phương hướng chính trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền của phụ nữ và quá trình thực hiện các quyền này là:

Thứ nhất, tiếp tục phát huy vai trò, tiềm năng của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao địa vị phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

Thứ hai, tiếp tục xác định nhiệm vụ bảo vệ tốt nhất quyền của phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng giới là trách nhiệm không chỉ của Đảng, Nhà nước mà còn của toàn xã hội và từng gia đình. Trong đó vai trò chủ thể là phụ nữ mà nòng cốt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt nam

Thứ ba, xây dựng chính sách, pháp luật phải đồng bộ, sát với từng đối tượng, vùng miền, phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ. Việc xây dựng pháp luật không chỉ quan tâm đến pháp luật nội dung mà phải chú trọng pháp luật hình thức vì nó là công cụ bảo vệ hữu hiệu quyền của phụ nữ. Đặc biệt là phải xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền [2].

Thú tư, vấn đề lồng ghép giới phải được các cơ quan, tổ chức quán triệt và được thể hiện cụ thể trong việc xây dựng chính sách, pháp luật của mình. Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ.

Một phần của tài liệu Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)