Khái niệm pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về sử DỤNG các CÔNG cụ KINH tế TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 37)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.2.1. Khái niệm pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

triển sao cho thỏa mãn nhu cầu về mọi mặt của con người, đồng thời đảm bảo được chất lượng của môi trường sống”[31, tr.95].

Với sức ép mà các vấn đề môi trường Việt Nam đang đặt ra hiện nay, cùng với phương thức quản lý mệnh lệnh hành chính là chủ yếu, các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT luôn bị đặt trong tình trạng quá tải về công việc. Song, nếu biết cách sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các CCKT trong lĩnh vực này thì sự quá tải đó sẽ được giảm bớt phần nào. Thay vì việc các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện các quyết định hành chính đã đặt ra cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh, các CCKT lại buộc các đối tượng này tự nguyện thực hiện những hành vi có lợi cho môi trường trong kinh doanh vì lợi ích kinh tế của chính cơ sở đã bị gắn chặt với những tổn hại về môi trường mà họ có thể gây ra. Do đó, không cần có sự giám sát, kiểm tra thường xuyên và gắt gao của các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, các cơ sở này cũng đã tự nguyện tiến hành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm để được giảm tiền phí BVMT phải nộp hoặc để không bị mất đi khoản tiền ký quỹ hay cũng có thể để hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn, đất đai, miễn, giảm thuế của Nhà nước. Khi đó, gánh nặng quản lý của các cơ quan nhà nước đã được giảm thiểu một cách đáng kể.

2.2. Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường: Khái niệm, nội hàm, các nguyên tác, tiêu chí và các nguồn

2.2.1.Khái niệm pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môitrường trường

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội.

Một trong những chức năng của pháp luật là chức năng điều chỉnh. Sự điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội được thực hiện theo hai hướng: một mặt pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu trong xã hội; mặt khác pháp luật bảo

đảm cho sự phát triển của xã hội. Như vậy, pháp luật đã thiết lập “trật tự” đối với các quan hệ xã hội, tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát sinh theo chiều hướng nhất định, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các quan hệ xã hội.

Quan hệ xã hội là mối quan hệ giữa con người với con người và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT có rất nhiều quan hệ xã hội. Quan hệ giữa con người với con người trong điều chỉnh pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT có thể là:

- Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT;

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các chủ thể sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT;

- Quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình sử dụng các CCKT trong BVMT. Các quan hệ trên đòi hỏi phải điều chỉnh bằng pháp luật. Cần phải có nguyên tắc xử sự bắt buộc, được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào để hướng chúng đi theo một trật tự nhất định, không thể là mối quan hệ tự phát. Có như vậy, môi trường mới được bảo vệ.

Với những đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế đã phân tích ở phần 2.1.2, các công cụ kinh tế hoàn toàn có tính tương phản với công cụ điều hành và kiểm soát. Khi chúng ta sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, trong nhiều trường hợp, chúng còn tạo ra khả năng ý thức tự nguyện chấp hành đối với những hành vi ứng xử với môi trường. Bên cạnh đó, với tư cách là một trong số các công cụ của quản lý môi trường, công cụ kinh tế có thể được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho các công cụ khác của quản lý môi trường.

Các quan hệ cơ bản phát sinh trong quá trình sử dụng các CCKT trong BVMT có nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật vì bên cạnh chức năng điều chỉnh, pháp luật còn có chức năng bảo vệ. Pháp luật là công cụ bảo vệ các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Khi các hành vi vi phạm pháp luật môi trường xảy ra, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các chủ thể có hành vi vi phạm.

Trong các biện pháp tác động tới các chủ thể tham gia vào hoạt động BVMT thì biện pháp pháp lý là sự thể chế hóa các yêu cầu BVMT bằng các quy định của pháp luật. Thông qua đó, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá

nhân được thể hiện trong các quy định mang tính bắt buộc và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Như vậy, một trong những đảm bảo quan trọng của biện pháp pháp lý chính là việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT nói chung và pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT nói riêng.

Pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT tác động vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm của pháp luật. Từ sự nhận thức này sẽ hướng con người đến những hành vi, cách xử sự phù hợp với lợi ích của xã hội, Nhà nước và của bản thân trong quá

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về sử DỤNG các CÔNG cụ KINH tế TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 37)