Vai trò của công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về sử DỤNG các CÔNG cụ KINH tế TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 33)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.1.3. Vai trò của công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

Trong điều kiện ngày càng phát triển của nền KTTT ở nước ta hiện nay, việc tăng cường sử dụng các CCKT có một ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo thực thi pháp luật BVMT trong kinh doanh. Các chủ nguồn thải chỉ giảm phát thải khi họ dự đoán được các chi phí cần phải trả thêm cho việc kiểm soát ô nhiễm ít hơn các khoản tiền mà họ buộc phải nộp nếu tiếp tục gây ô nhiễm. Những khoản tiền này không chỉ bao gồm tiền phạt mà còn có thể bao gồm cả chi phí ô nhiễm, các khoản tiền bị Ngân hàng từ chối cho vay vì lo ngại về trách nhiệm pháp lý, thậm chí là cả thái độ tẩy chay của cộng đồng do phải chịu nạn ô nhiễm và nguy cơ đóng cửa. Như vậy, trong kinh doanh và quản lý môi trường trong kinh doanh, sử dụng CCKT có thể đem lại những hiệu quả to lớn cho tổ chức, cá nhân. Việc sử dụng các CCKT trong BVMT có các vai trò cụ thể sau:

Thứ nhất, so với các công cụ quản lý và BVMT khác, CCKT có một số ưu điểm nhất định và đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các CCKT trong quản lý và BVMT, cụ thể:

Một là, áp dụng CCKT giúp các DN có những thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh. Trước tiên do tính linh hoạt, mềm dẻo mà các DN hoàn toàn có quyền chủ động xây dựng và triển khai các dự án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện của mình. Mặt khác, việc áp dụng CCKT trong quản lý và BVMT sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế cho các DN để từ đó tạo tiền đề cũng như khả năng giúp DN có thể mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT là một trong những CCKT trong BVMT. Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất sẽ được miễn, giảm thuế, vay vốn ưu đãi…Do đó, DN có những nguồn lực tài chính để có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Hai là, CCKT giúp đạt kết quả BVMT nhanh hơn và đặt ra mục tiêu cao hơn so với công cụ pháp lý. Nguyên nhân là càng đầu tư giảm thiểu ô nhiễm nhanh hơn thì hiệu quả kinh tế lại cao hơn. Bên cạnh đó, các CCKT trong quản lý và BVMT còn tạo điều kiện để các nhà sản xuất chủ động nghiên cứu, xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện việc giảm thiểu ô nhiễm cũng như khuyến khích họ tiến xa hơn nữa để đạt được các mục tiêu môi trường cao hơn và nhanh hơn.

Ba là, áp dụng CCKT sẽ khiến cho các chủ thể tự giác thực hiện các hoạt động BVMT. Khi Nhà nước tác động đến những lợi ích vật chất sẽ thúc đẩy các chủ

thể tự giác thực hiện các hoạt động BVMT. Trong khi đó, công cụ tuyên truyền, giáo dục cũng có tác dụng khiến cho các chủ thể tự giác thực hiện các hoạt động BVMT nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp trước đó con người vì sự vô thức đã tàn phá chính môi trường trong đó họ đang sống, còn trong các trường hợp khác biện pháp này hầu như không phát huy tác dụng.

Bốn là, so với biện pháp chính trị và biện pháp công nghệ thì việc sử dụng các CCKT mang tính khả thi hơn. Do các biện pháp chính trị thường được thể hiện qua đường lối của các đảng phái chính trị, vì thế nó thường mang tính chất định hướng. Còn biện pháp công nghệ có bản chất là việc đầu tư các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để làm giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, không phải DN nào cũng có nguồn tài chính đủ lớn để làm được điều này.

Thứ hai, các CCKT trong BVMT có tác dụng điều chỉnh hành vi của người gây ô nhiễm theo hướng có lợi cho môi trường.

Vai trò này thể hiện khá rõ nét đối với những chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu như Nhà nước chỉ sử dụng các công cụ hành chính để quản lý hoạt động BVMT thì nó buộc các DN phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ, một sự“cɵ ng chː” mà bất kỳ một DN nào cũng không thoải mái, tự nguyện và mong muốn thực hiện. Nhưng với CCKT thì điều này lại có ý nghĩa khác hẳn vì nó trực tiếp tác động vào người gây ô nhiễm. Nguồn kinh phí để trang trải cho các hoạt động BVMT này không được Nhà nước cung cấp, hỗ trợ mà DN hoàn toàn phải tự bỏ ra do đã có hành vi gây ô nhiễm môi trường. Vì thế, mặc dù lợi ích môi trường được đảm bảo nhưng lợi ích kinh tế của các DN thì bị ảnh hưởng, lợi nhuận giảm sút. Để giải quyết mâu thuẫn này, DN không có giải pháp nào tối ưu hơn là điều chỉnh hành vi của mình, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời sử dụng các máy móc, phương tiện hiện đại nhằm hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Phần lớn các CCKT đều giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bằng cách tạo ra những động lực khuyến khích người gây ô nhiễm thực hiện việc BVMT tốt hơn. Theo đó, những người gây ô nhiễm hoàn toàn có lý do để giảm lượng chất thải mà họ đã thải ra vì chi phí cho việc này thấp hơn chi phí môi trường mà họ phải trả. Xét về lâu dài, trong nền KTTT, những CCKT còn có thể làm được nhiều hơn những gì một tiêu chuẩn môi trường đòi hỏi. Về vấn đề này, Frances Cairncross - biên tập viên môi trường của Tạp chí The Economist đã chứng minh: nếu một công ty phải trả phí cao cho mỗi pound chất thải nguy hại mà họ thải ra, họ sẽ tìm cách sử dụng càng ít

nguyên liệu độc hại càng tốt, đồng thời tìm kiếm các quá trình mới hoàn toàn không sử dụng đến các nguyên liệu độc hại [5, tr.139].

Thứ ba, các CCKT khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng những quy trình công nghệ phù hợp để giảm thiểu chất thải, qua đó tiết kiệm nguyên liệu, chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vai trò này của CCKT được thể hiện ở chỗ, nó khuyến khích các chủ nguồn chất thải phải nghiên cứu và ứng dụng những quy trình công nghệ phù hợp nhất với khả năng của họ để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh vì không phải chủ nguồn thải nào cũng có khả năng dồi dào về tài chính. Các cơ sở công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề này. Do đó, nếu Nhà nước quản lý theo phương pháp mệnh lệnh hành chính, nghĩa là áp đặt một loại thiết bị công nghệ nhất định mà cơ sở phải đầu tư để giảm thiểu chất thải thì có thể sẽ vượt khả năng tài chính, cũng như trình độ công nghệ của cơ sở đó. Ngược lại, sử dụng CCKT như phí BVMT chẳng hạn, vấn đề cần được quan tâm là xả thải ở mức thấp nhất các chất gây ô nhiễm để mức phí phải trả là thấp nhất, nên cơ sở sẽ tự tìm tòi, nghiên cứu công nghệ phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của chính họ.

CCKT sẽ trở nên đặc biệt hiệu quả khi nó được thực hiện với các biện pháp hỗ trợ tài chính của Nhà nước. Thông qua quá trình tự nghiên cứu đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh có thể đầu tư, sử dụng những quy trình sản xuất và xử lý chất thải không quá đắt mà vẫn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Nói cách khác, việc sử dụng CCKT một cách hợp lý có tác dụng thúc đẩy các chủ thể gây ô nhiễm tự giác nghiên cứu, triển khai, thay đổi công nghệ và kỹ thuật của cơ sở mình theo hướng có lợi và an toàn hơn cho môi trường cũng như sức khỏe cộng đồng.

Thứ tư, CCKT có thể tạo sự chủ động cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong quá trình hoạt động, cũng như chủ động ứng phó với các sự cố môi trường có thể xảy ra. Đồng nghĩa với việc không chủ động trong phòng ngừa và khắc phục kịp thời những thiệt hại đối với môi trường do các sự cố kỹ thuật của cơ sở gây ra trong quá trình hoạt động là những khoản tiền ký quỹ không nhỏ của họ sẽ bị mất đi cùng với những khoản tiền bồi thường thiệt hại phải trả có thể cũng rất lớn. Vì thế, CCKT được sử dụng sẽ tạo cho các đối tượng này tự giác thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố, làm cho họ chủ động hơn trong việc giảm thiểu những tác động bất lợi cho môi trường khi sự cố xảy ra để đảm bảo lợi ích kinh tế của chính họ.

Thứ năm, sử dụng CCKT trong BVMT có thể làm giảm bớt gánh nặng quản lý cho hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT.

“Quản lý nhà nước về BVMT là quá trình Nhà nước sử dụng các cách thức, công cụ, phương tiện khác nhau, vận dụng những quy luật khác nhau tác động đến

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về sử DỤNG các CÔNG cụ KINH tế TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)