Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về sử DỤNG các CÔNG cụ KINH tế TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 27)

Trong luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể, đặc biệt là phương pháp phân tích quy phạm pháp luật. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu thì có sự kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận án, phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án. Đối với mỗi mục thì có một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo để làm rõ mục đích nghiên cứu, cụ thể:

- Ở Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu của luận án

- Ở mục 2.1, 2.2 Chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để đưa ra quan niệm về công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường, pháp luật về sử dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

- Ở mục 2.3 Chương 2, tác giả dùng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống để phân tích kinh nghiệm của các nước và gợi mở cho Việt Nam trong việc sử dụng pháp luật về công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường

- Ở mục 3.1 Chương 3, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp thống kê trên cơ sở khảo sát thực tiễn để phân tích và đánh giá những quy định pháp luật về chính sách tài trợ để quản lý và bảo vệ môi trường. Tại mục này nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp hệ thống để chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập của nhóm công cụ này.

- Ở mục 3.2 Chương 3, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp thống kê trên cơ sở khảo sát thực tiễn để phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật về nhóm những công cụ tạo nguồn thu trực tiếp cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng phương pháp hệ thống để chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập của nhóm công cụ này.

- Ở mục 3.3 Chương 3, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp thống kê trên cơ sở khảo sát thực tiễn để phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật về nhóm những công cụ nâng cao trách nhiệm xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng phương pháp hệ thống để chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập của nhóm công cụ này.

- Ở mục 3.4 Chương 3, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích quy phạm pháp luật, phương pháp thống kê trên cơ sở khảo sát thực tiễn để phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật về nhóm những công cụ về chế tài tài chính trong bảo vệ môi trường. Tác giả đã sử dụng phương pháp hệ thống để chỉ ra những mặt hạn chế, bất cập của nhóm công cụ này.

- Ở mục 4.1, 4.2 Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống để nêu lên những quan điểm, mục tiêu, yêu cầu việc hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

- Ở mục 4.3 Chương 4, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so sánh, phương pháp hệ thống để đề ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Kết luận Chương 1

Trên cơ sở đánh giá các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài, các công trình khoa học trước đây đã ít nhiều giải quyết được những nội dung liên quan đến đề tài pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT ở Việt Nam và trên cơ sở đó làm nền tảng để kế thừa, tìm ra cái mới của đề tài. Qua phân tích có thể thấy:

1. Nghiên cứu về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT là vấn đề đã được các nhà khoa học trên thế giới đặt ra trong suốt quá trình ra đời và tồn tại của loại công cụ này. Việc nghiên cứu đó góp phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT với đặc thù của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển.

2. Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về các CCKT trong BVMT dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có góc độ pháp lý. Qua phần tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam có thể khẳng định cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về pháp luật sử dụng các công cụ kinh tế trong BVMT như thế nào, để từ đó tìm ra bất cập, hạn chế trong pháp luật hiện nay và đề xuất hệ thống các giải pháp hoàn thiện pháp luật sử dụng các CCKT trong BVMT. Với thực trạng tình hình nghiên cứu đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Pháp luật về sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu là không trùng lặp và có tính mới so với các công trình khoa học trước đây đã công bố.

3. Nhằm để đạt mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu thì luận án dựa trên cơ sở lý thuyết các học thuyết của khoa học môi trường để triển khai nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu linh hoạt phù hợp với từng phần, từng chương của luận án.

4. Những nội dung đã tổng hợp tại Chương 1 là cơ sở để tác giả đi sâu vào việc phân tích quan niệm về CCKT trong BVMT và quan niệm pháp luật về sử dụng CCKT trong BVMT, cũng như là kinh nghiệm của các nước trong việc áp dụng pháp luật về sử dụng các CCKT trong BVMT và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được tác giả trình bày trong Chương 2 của luận án.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT về sử DỤNG các CÔNG cụ KINH tế TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)