b. Các đặc tính của chiến lược kinh doanh
2.3.3.4. Đánh giá chung
Ưu điểm: Các bản chiến lược kinh doanh của Công ty đã được đầu tư xây dựng
bằng việc hàng năm cử người cùng nguồn lực tài chính tham gia hoạch định chiến lược với những phân tích về đối thủ và nội bộ doanh nghiệp. Đã nêu ra được tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi và các biện pháp, kế hoạch để thực hiện theo chiều hướng tích cực. Việc thực hiện chiến lược cũng được quan tâm và đạt nhiều thành tựu trong việc gia tăng lợi nhuận và thị phần chiếm giữ hàng năm.
Nhược điểm: Các bản chiến lược kinh doanh xây dựng không đúng quy trình, thiếu
các bước xây dựng chính, thiếu linh động và cập nhật. Không đưa ra được các phương án chiến lược mà chủ yếu làm theo đối thủ cạnh tranh, do đó không tận dụng tốt các ưu điểm của mình. Bản chiến lược mang dáng dấp của kế hoạch nhiều hơn, tự đặt ra các chỉ tiêu
43
không thực tế, phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến kinh doanh không được hiệu quả tốt nhất. Lãng phí nguồn lực tài chính và nhân lực cho công tác nghiên cứu, điều tra thị trường, đối thủ nhưng lại không đưa ra bản chiến lược mang đúng bản chất của chiến lược.
Nguyên nhân
- Thiếu các cán bộ có trình độ, bài bản về xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Người xây dựng chiến lược không cập nhật lý thuyết xây dựng chiến lược hiện đại, mang nặng tư tưởng kế hoạch hóa thời bao cấp, tự ý áp đặt tư tưởng của mình vào bản chiến lược, không sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin đã điều tra được.
- Không thực hiện dự báo một cách chính xác, khoa học.
- Không tuân thủ theo quy trình xây dựng chiến lược theo từng bước.
- Ban lãnh đạo không đào tạo, tuyển dụng những người có thực lực trong việc hoạch đinh các chiến lược kinh doanh của Công ty.
CHƯƠNG III
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY