Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn của Chi Nhánh Hà Đông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Hà Đông (Trang 64)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

2.2.4.Đánh giá hiệu quả cho vay ngắn hạn của Chi Nhánh Hà Đông

2.2.4.1. Những kết quả đạt được

Trước hết có thể nói với việc chỉ đạo trực tiếp của Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á trong những năm qua chi nhánh Hà Đông đã thực hiện nghiêm chỉnh những qui định của NHNN, quy chế, quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Không chỉ cố gắng mở rộng quy mô cho vay, SeABank Hà Đông đã ngày càng hoàn thiện chất lượng và hiệu quả cho vay bằng việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các điều kiện, kiểm soát trong cho vay.

Trong năm 2012 vừa qua, SeABank Hà Đông đã thực hiện rà soát và điều chỉnh lại cho phù hợp nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm dịch vụ cho vay đã ban hành, đồng thời đẩy mạnh triển khai các sản phẩm dịch vụ cho hoạt động tín dụng bán lẻ như: cho vay thấu chi, sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp, sản phẩm thẻ tín dụng…

SeABank Hà Đông cũng đã tích cực triển khai trên diện rộng các chương trình huy động tiết kiệm cá nhân để thu hút thêm nhiều nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Từ nguồn vốn huy động được và dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu và năng lực của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, SeABank Hà Đông đã thiết kế các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu từng loại hình doanh nghiệp với những mục đích vay cụ thể như vay sản xuất kinh doanh cá thể, vay bổ sung vốn lưu động doanh nghiệp, vay tài trợ xuất nhập khẩu, vay tài trợ dự án. Bên cạnh đó ngân hàng cũng có nhiều ưu đãi về lãi xuất cho vay với nguồn vốn có chi phí hợp lý để các doanh nghiệp đầu tư tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Kết thúc năm 2012, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh SeABank Hà Đông đạt 134,804 tỷ đồng giảm so với năm 2011, đồng thời rủi ro tín dụng được quản lý tốt qua việc phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng. Trong năm 2012 SeABank Hà Đông đã tăng cường và hiện đại hóa các công cụ kiểm soát tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng. Kết quả là ngân hàng đã tăng được hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động tín dụng và kiểm soát chặc chẽ nợ quá hạn, dẫn đến nợ xấu ở mức 3% tổng dư nợ.

Bên cạnh những sản phẩm cho vay truyền thống như: cho vay đầu tư tài sản trung hạn, cho vay đầu tư tài sản dài hạn, chiết khấu bộ chứng từ, tài trợ thư tín dụng nhập khẩu, tài trợ thư tín dụng xuất khẩu (trước khi giao hàng), sản phẩm bảo lãnh, hạn mức tín dụng, cho vay bổ sung vốn lưu động theo món ngắn hạn, SeABank còn triển khai thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như: cho vay nhanh mua ô tô doanh nghiệp – SeACar Business, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ qua EDC của SeABank – SeAPos, dịch vụ ngân hàng trực tuyến – SeANet, Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại 24/7 – SeACall 1900 555 587.

Bên cạnh đó, các khoản cho vay ngắn hạn vẫn là ưu tiên của Ngân hàng, luôn chiếm trên 80% tổng doanh số cho vay, chính điều này giúp cho Chi nhánh nhanh chóng thu hồi được nợ gốc đồng thời cũng đảm bảo được khả năng thanh khoản của mình.

Hàng

a. Hạn chế

Tuy đã đạt được một số kết quả đáng tự hào nhưng hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Hà Đông vẫn còn một số mặt tồn tại cần phải khắc phục . Trong quá trình thực tập tại Chi Nhánh Ngân Hàng em đã nhận thấy một số hạn chế. Sau đây em xin đưa ra một số hạn chế trong tín dụng ngắn hạn của Chi Nhánh Hà Đông như sau:

- Về phía ngân hàng

+ Thứ nhất : Tồn tại nhiều thiếu sót trong quy trình cho vay

Áp lực về thời gian thẩm định dự án, ký kết hợp đồng và giải ngân đến từ cả hai phía lãnh đạo ngân hàng và khách hàng vay vốn đã làm cho cán bộ tín dụng gặp phải những khó khăn. Thời gian càng ngắn cán bộ tín dụng không thể kiểm tra được đầy đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, kết quả thẩm định không được tốt. Bên cạnh đó, áp lực về thời gian còn có thể dẫn đến những thiếu sót trong quy trình cho vay như : Hồ sơ khách hàng, quá trình giải ngân, kiểm tra giám sát sau khi cấp vốn… làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.

+ Thứ hai : Trong thực tiễn tỷ lệ nợ quá hạn vẫn trong giới hạn cho phép tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế mà trực tiếp là các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt, do vậy vấn đề nợ quá hạn luôn là yếu tố tiềm ẩn có tính thường trực, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.

+ Thứ ba: Tăng trưởng dư nợ cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn có tài sản đảm bảo là tương đối cao cụ thể là năm 2011 là 81,62% và năm 2012 là 94,22%. Điều này cho thấy ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để đưa tỉ lệ này về mức hợp lí và cân bằng giữa các năm đồng thời vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.

+ Thứ tư : Vòng quay vốn của SeABank Hà Đông còn khá thấp, chưa đạt được mục tiêu đã đề ra. Vòng quay vốn là một chỉ tiêu quan trọng, không chỉ phản ánh khả năng thu hồi nợ từ khách hàng mà còn cho thấy một nguồn vốn đầy đủ, sẵn

sàng cho việc mở rộng tín dụng. Các chỉ số của Chi nhánh cho thấy vẫn còn hạn chế trong khâu tính toán kỳ hạn trả gốc và lãi, chưa xác định được chính xác tốc độ quay vòng vốn trong các doanh nghiệp để có thể thiết lập nên một cơ cấu vốn tối ưu. Vòng quay vốn thấp cho thấy công tác thu hồi nợ vẫn còn chưa tốt

+ Thứ năm : Chất lượng cán bộ tín dụng của Chi nhánh SeABank Hà Đông. Với đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực chưa được đồng đều. Nhìn tổng thể các cán bộ của ngân hàng đều có trình độ chuyên môn khá tốt, tuy nhiên vẫn còn đôi chút hạn chế trong việc tiếp cận thông tin, nắm bắt công nghệ, phương pháp mới. Việc đánh giá cho vay phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng. Chính vì lẽ đó những quyết định của họ có tính quyết định tới hiệu quả của cán bộ tín dụng. Chính vì lẽ đó những quyết định của họ có tính quyết định tới hiệu quả của các khoản cho vay. Trong nhiều trường hợp, cán bộ Chi nhánh chưa đánh giá chính xác được tính khả thi hồ sơ vay vốn dẫn tới cho vay sai đối tượng, giảm hiệu quả của khoản vay.

- Về phía khách hàng

+ Khả năng kinh doanh, sử dụng vốn Ngân Hàng của một số doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận ở mức thấp, không đủ để trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng phải đối mặt vơi nguy cơ chậm thu hồi được gốc và lãi hoặc xấu nhất có thể mất vốn.

+ Khách hàng có thái độ trả nợ không tốt

Vẫn còn một số cá nhân và doanh nghiệp không có ý thức tốt trong việc trả nợ ở đây nói đến những cá nhân và doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt, có lợi nhuận nhưng không muốn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, nhằm mục đích chiếm dụng tín dụng của ngân hàng, họ viện lí do để không trả nợ đúng hạn lần nữa và xin gia hạn một cách không trung thực. Điều này sẽ làm cho ngân hàng thu hồi vốn một cách khó khăn, đồng thời làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng gây tổn thất cho ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan:

Những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong thời gian qua luôn có những thay đổi, chính điều này cũng gây ra nhiều khó khăn đối với các NHTM. Vì vậy mà khi triển khai thực hiện, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp gặp phải không ít những khó khăn do khối lượng các văn bản quá nhiều, đôi lúc còn không đồng bộ, thay đổi nhanh, hiệu lực còn thấp.

Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta trong những năm qua liên tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách. Hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ ở Châu Âu, chính những điều này đã tác động một cách trực tiếp tới hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các cá nhân, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh, sản xuất vì vậy mà hoạt động cho vay nói riêng cũng như các nghiệp vụ khác của ngân hàng cũng chịu rất nhiều tác động xấu. Hiệu quả hoạt động cho vay phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh của nền kinh tế, khi mà nền kinh tế gặp khó khăn sẽ làm hiệu quả cho vay bị giảm sút, gây khó khăn cho NHTM

Môi trường và tính chất cạnh tranh trong kinh doanh Ngân hàng ngày càng gay gắt. Trên địa bàn Quận Hà Đông, có rất nhiều tổ chức Ngân hàng đang đồng thời hoạt động, nhiều Ngân hàng, với nhiều hình thức marketing, hình thức quảng bá khác nhau tạo nên áp lực cạnh tranh nhau rất lớn. Trong điều kiện vậy, chỉ có những Ngân hàng lớn, có uy tín cũng như có chất lượng dịch vụ tốt mới gia tăng được hiệu quả hoạt động.

Thị trường bất động sản trong thời gian gần như đóng băng hoàn toàn. Vì vậy, việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Rất nhiều khoản thế chấp là bất động sản cần phải được đánh giá lại nhằm sát hơn với giá trị thực tế, tuy nhiên công tác này cũng gặp rất nhiều khó khăn khi mà thị trường gần như bị ngưng trệ.

Nguyên nhân chủ quan

- Về phía ngân hàng

+ Quy trình cho vay chưa hoàn thiện và thiếu chặt chẽ.

chuẩn hoá các khái niệm, các bước cần có trong quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Cuốn Cẩm nang tín dụng được lập dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo chất lượng món vay là tốt. Tuy vậy việc áp dụng đầy đủ quy trình cho vay nhiều khi mới chỉ ở trên lí thuyết. Trong quá trình thực hiện, nhiều cán bộ vẫn chưa tuân thủ hoàn toàn chặt chẽ hoặc do áp lực thời gian nên không thể tuân thủ một cách triệt để quy trình trong cuốn Cẩm nang đó, nhiều bước thực hiện dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm. Một số bước thẩm định đôi khi bị bỏ qua làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng thẩm định, từ đó làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng.

+ Hạn chế về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng

Nhân viên tín dụng của chi nhánh đa số là những nhân viên trẻ tuổi (có độ tuổi trung bình từ 25 – 30 ) có trình độ, nhiệt tình say mê công việc song vẫn còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thích ứng ngay được với cơ chế thị trường, việc đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và cập nhật thông tin còn ít, khả năng phân tích tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt còn thiếu những cán bộ có trình độ tổng hợp biết tổng quát về hoạt động của ngân hàng

+ Khả năng xác định và dự báo các biến động của thị trường vốn kém, dẫn đến lãi suất áp dụng chưa thật sự linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường.

+ Tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác

Trong nền kinh tế phát triển vấn đề thông tin trở thành một trong những yếu tố chính trong cạnh tranh. Những ai nắm được càng nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì có càng nhiều cơ hội thành công. NHTM hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ một lĩnh vực dịch vụ mà thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Muốn thực hiện tốt công việc kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiếm thông tin khách hàng từ mọi nguồn có thể. Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng chưa có được một cơ chế, một cách thức tối ưu để tìm kiếm thông tin. Những thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp và ngân hàng không tìm được cách nào để xác định liệu những thông tin đó là đúng hay sai. Do vấn đề thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo tính đúng đắn và chính xác.

+ Công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn còn chưa tốt Chịu trách nhiệm về một khoản cho vay không chỉ thuộc về một mình cán bộ tín dụng mà còn ở bộ phận quản lý và giám sát tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay có được hiệu quả tốt. Thời gian vừa qua đã cho thấy công tác kiểm tra kiểm soát vẫn chưa tốt, vẫn để xảy ra những tình trạng sử dụng vốn sai mục đích, nợ quá hạn, nợ xấu, những sai phạm mà không phát hiện được

- Về phía khách hàng

+ Năng lực tài chính của khách hàng kém

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu quá nhỏ, tài sản đảm bảo có giá trị nhỏ, do đó không có khả năng vay được những nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của mình. Đồng thời với những dự án khi xem xét có hiệu quả cao, tuy vậy do giới hạn về tài sản đảm bảo nên không thể cho vay theo nhu cầu của khách hàng thì chất lượng món vay này cũng không thể coi là tốt. Dù trong bất kì trường hợp nào khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt thì hiệu quả của khoản vay sẽ không cao.

+ Khả năng sử dụng vốn vay của doanh nghiệp kém

Trong quá trình hoạt động của mình, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà các dự án kinh doanh không thuận lợi. Các doanh nghiệp hoạt động không tốt, không tận dụng được vốn vay từ ngân hàng. Các yếu tố chủ quan có thể là do trình độ quản lý, lãnh đạo của người chủ doanh nghiệp, không thích ứng được với những thay đổi của thị trường. Tuy nguyên nhân như thế nào đi nữa thì kết quả vẫn là doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, kinh doanh không có lợi nhuận, không trả được nợ cho ngân hàng, tạo ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng.

+ Đạo đức của khách hàng

Một vấn đề có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng là ý chí trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng đã giành được khoản tiền từ ngân hàng thì việc sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào khách hàng, ngân hàng khó có thể can thiệp được. Khi khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích, khoản vay không

thể có chất lượng cao. Khi khách hàng không trả nợ có các hành vi lừa đảo cán bộ tín dụng thì cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng do không thực hiện được mục tiêu vay vốn

- Các nguyên nhân khác.

+ Môi trường cạnh tranh gay gắt trong hệ thống các NHTM của Việt Nam. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng với chất lượng tốt, với những cơ chế cho vay thông thoáng đơn giản cũng ảnh hưởng một phần nào đó đến

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Hà Đông (Trang 64)