Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Hà Đông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Hà Đông (Trang 73)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Hà Đông

Đông Nam Á – Chi nhánh Hà Đông

3.2.1. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình cho vay

Quy trình cho vay đã được quy định và hướng dẫn cụ thể trong sổ tay tín dụng của Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á. Đó là quy trình được tính từ khi ngân hàng tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng đến khi thu hồi hết nợ, giải chấp tài sản đảm bảo, thanh lí hợp đồng. Đây là quy trình chặt chẽ, bao gồm nhiều bước. Cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, đặc biệt ở những khâu quan trọng như thẩm định, trong đó có khâu thẩm định tài sản đảm bảo.

Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cũng phải rất linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài với ngân hàng thì các bước hướng dẫn hồ sơ, thủ tục là không cần thiết, bước thu thập, điều tra thông tin có thể giảm nhẹ do kế thừa thông tin có sẵn, cán bộ chỉ cần tập trung nhiều hơn vào dự án xin vay. Ngược lại, đối với khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng, cán bộ tín dụng cần thiết phải thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng các bước trong quy trình cho vay để bảo đảm rằng khách hàng đã hiểu rõ và thực hiện được các yêu cầu của ngân hàng.

doanh nghiệp xin vay và cả ngân hàng. Do đó, áp dụng một quy trình linh hoạt, vừa đảm bảo các quy định, vừa giảm nhẹ thủ tục, giảm bớt thời gian là cần thiết.

Thực hiện tốt quy trình, vì bước sau có tính kế tiếp bước trước. Do đó tuân thủ quy trình chặt chẽ mà lại rất linh hoạt là điều kiện quan trọng để có được các quyết định cho vay đúng đắn, tạo điều kiện hết sức cho khách hàng, đồng thời đảm bảo an toàn, sinh lợi cho ngân hàng. Hiệu quả cho vay nhờ đó được nâng cao.

3.2.2. Nâng cao trình độ nhân viên của Ngân hàng

Con người luôn là nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng. Hiệu quả của hoạt động cho vay ngắn hạn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân tích, xét đoán tình hình cũng như kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay cá nhân các cán bộ tín dụng thường là người có vai trò chính trong việc thẩm định tính hiệu quả của các hồ sơ xin vay và tự phải thực hiện kiểm soát tới quá trình hoạt động của dự án cũng như việc thu hồi và xử lí nợ. Trong giai đoạn tới với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM, sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế và sự đổi mới của hệ thống ngân hàng sẽ đòi hỏi các ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo tốt năng động, có khả năng nắm bắt thị trường, có sức khoẻ và khả năng chịu áp lực cao trong khi vẫn không mất đi những phẩm chất căn bản của một cán bộ ngân hàng là cẩn thận và trung thực. Những yêu cầu về phẩm chất của người cán bộ ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng là rất cao, điều đó chứng tỏ để có được những cán bộ ngân hàng giỏi không phải là một việc đơn giản. Người cán bộ tín dụng cần phải được đào tạo để có được những kỹ năng rất cần thiết, đó là :

Kỹ năng giao tiếp – Đây là một kỹ năng quan trọng trong việc tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có khả năng thu thập thông tin nhiều hơn, chính xác hơn từ phía khách hàng cũng như sẽ thu hút, lôi kéo được nhiều khách hàng tới những sản phẩm dịch vụ của Ngân Hàng

Kỹ năng điều tra – kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết thu thập và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều kênh khác nhau phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khoản vay

hàng các vấn đề liên quan đến việc tuân thủ các điều khoản quy định trong chế độ, thể lệ cho vay trước khi kí hợp đồng, cũng như thuyết phục được khách hàng tuân theo những yêu cầu của ngân hàng đem lại lợi ích cho cả hai phía

Kỹ năng phân tích – kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng phải biết nhận định, đánh giá tình hình một cách có cơ sở khoa học, kết hợp với tình hình thực tế đang diễn ra, từ đó rút ra kinh nghiệm tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

Kỹ năng viết – đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp thông tin để viết báo cáo, tờ trình có tính thuyết phục, logic khi trình lên lãnh đạo phê duyệt.

Để phát triền SeABank trở thành một ngân hàng bán lẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế thì yếu tố con người và sức mạnh tập thể luôn được đặt lên hàng đầu, biến nguồn nhân lực thành lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

Cùng với sự lớn mạnh không ngừng, SeABank phải luôn chú trọng bồi dưỡng nhân sự giúp sự phát triển của ngân hàng có tính kế thừa và liên tục.

Ngoài việc duy trì tiếp nhận, thu hút những nhân tố mới bên ngoài có năng lực và tố chất tốt, SeABank cần phải chú trọng phát triển và đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ thông qua các cơ chế đào tạo nâng cao, ứng tuyển nội bộ và giới thiệu ứng viên có thưởng.

Bên cạnh đó, cần phát huy hơn nữa công tác quảng bá hình ảnh SeABank như một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp và uy tín bằng việc thu hút nhiều hơn nữa ứng viên sẵn sàng tham gia dự tuyển và làm việc. Nguồn tuyển dụng được quy hoạch triệt để, bắt đầu với chương trình thực tập sinh “Từ thực tập sinh đến Banker chuyên nghiệp” để thu hút nhiều sinh viên tiềm năng đến với ngân hàng đồng thời tạo dấu ấn đậm nét về một SeABank thân thiện và chuyên nghiệp.

Cùng với việc gia tăng về số lượng, đào tạo để nâng cao chất lượng nhân sự là một chính sách cần được coi trọng thông qua Trung tâm Đào tạo SeABank. Mục tiêu của đào tạo là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong phong cách làm việc, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời nhanh chóng trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết để cán bộ nhân viên đảm trách công việc theo mô hình kinh doanh mới.

Cùng với đó, SeABank cũng phải duy trì mức lương, phụ cấp và chế độ đãi ngộ cạnh tranh trong ngành ngân hàng tùy thuộc vị trí công việc, hiệu quả, thâm niên làm việc và xem xét điều chỉnh hàng năm để tạo cho cán bộ nhân viên điều kiện công tác thoải mái nhất.

SeABank cũng cần phải phấn đấu xây dựng một môi trường làm việc hiện đại, là nơi cán bộ nhân viên ngân hàng yên tâm phấn đấu và cống hiến đồng thời xây dựng văn hóa ngân hàng và đảm bảo toàn vẹn giá trị cốt lõi đã hình thành trong suốt quá trình phát triển

3.2.3. Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng và áp dụng chính sách khách hàng hợp lí

Phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu và thông tin về hoạt động của SeABank trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các tin, bài về hoạt động, sản phẩm dịch vụ của SeABank trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cùng với đó SeABank cần tiếp tục tổ chức các hoạt động quảng cáo ngoài trời, quảng cáo tại sân bay, PR sản phẩm, quảng cáo trên truyền hình, quản trị và truyền thông trên website, hoạt động tài trợ, tổ chức sự kiện, tiếp thị, hỗ trợ cộng đồng, từng bước nâng cao vị thế, uy tín của SeABank trong công chúng.

Cán bộ nhân viên phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp phải tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua việc tiếp xúc, tìm hiểu hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau đó giới thiệu các sản phẩm của Chi nhánh, cùng với đó là hướng dẫn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất đối với hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng chính là kim chỉ nam cho hoạt động cho vay của Ngân hàng. Chính vì vây, Chi nhánh cần xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho từng giai đoạn cụ thể. Cần có những chỉ dẫn chi tiết hơn nữa trong cho vay, như quy định rõ cách tính lãi suất cho vay cho từng đối tượng, cho từng thời kỳ, cho từng lĩnh vực… và phải được nghiêm túc thực hiện.

Qui trình cho vay đã được qui định và hướng dẫn rất cụ thể trong Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Để nâng cao chất lượng khoản vay nói

riêng cũng như hiệu quả cho vay nói chung, điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thực hiện theo đúng qui trình cho vay và phải đặc biệt chú trọng vào các khâu quan trọng như giai đoạn thẩm định và quyết định cho vay, công tác giám sát, kiểm tra hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, các cán bộ tín dụng cũng phải linh hoạt trong việc áp dụng qui trình này từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như trong quy định cho vay đối với khách hàng cần phải có vòng quay vốn lớn hơn 3 vòng, tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, không nên quá khắt khe, dập khuôn với những tiêu chuẩn như vậy đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh.

Phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động phải thiết lập hệ thống giám sát kiểm tra chéo việc tuân thủ qui trình cho vay của các cán bộ tín dụng nhằm phát hiện kịp thời các sai sót xảy ra trong hoạt động cho vay và từ đó giảm thiểu rủi ro cho các khoản vay. Công tác thanh tra, giám sát phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên để có thể theo dõi sát sao hoạt động cho vay, giảm thiểu các khoản nợ xấu phát sinh.

3.2.4. Nâng cao khả năng dự báo những biến động của thị trường trong ngắn hạn và dài hạn

Những biến động của nền kinh tế vĩ mô hay của thị trường tài chính trong nước và quốc tế có thể tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Những tác động này có thể theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Ngân hàng cần phải dự báo được những biến động đó để có thể tận dụng tối đa những cơ hội hoặc chủ động đương đầu với những khó khăn, thách thức do những biến động đó mang lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án

Một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Chi nhánh là chất lượng công tác thẩm định. Thẩm định cho vay là khâu thẩm tra khách hàng, phương án, dự án xin vay, cho vay như thế nào. Do đó, hiệu quả cho vay phụ thộc rất nhiều vào chất lượng hoạt động thẩm định. Để nâng cao chất lượng thẩm định cần phải:

−Nâng cao chất lượng thu thập thông tin. Thông tin là đầu vào, cơ sở cốt lõi của việc thẩm định. Thông tin thiếu chính xác hay không chính xác, không đầy đủ

thì thẩm định sẽ không có hiệu quả. Để nâng cao chất lượng thôg tin cần phải đề ra biện pháp cụ thể như: thu thập các thông tin bên trong doanh nghiệp, những thôg tin liên quan trực tiếp của người xin vay; thu thập thông tin bên ngoài để có sự đánh giá khách quan hơn về đối tượng xin vay. Những thông tin thu được phải đầy đủ và phải có sự chứng thực từ phía khách hàng hay từ cơ quan chức năng.

-Nâng cao chất lượng xử lý thông tin. Từ những thông tin thu thập được thì cần phải xử lý một cách khoa học, chính xác để có thể đưa ra kết luận hợp lý. Việc xử lý thông tin nhằm đưa ra những nhận định và những dự báo làm cơ sở cho việc ra quyết định. Ví dụ như, một trong những nguyên tắc tín dụng của Chi nhánh đó là cho vay căn cứ vào tính hiệu quả của dự án, vì vậy với những thông tin thu thập được, cán bộ tín dụng cần có những phương pháp hợp lý để xử lý thông tin nhằm đánh giá một cách tương đối chính xác hiệu quả của dự án xin vay

3.2.6. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn

Hiện tại Chi nhánh có phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động với chức năng, nhiệm vụ chính giúp giám đốc giám sát kiểm tra, kiểm toán và hỗ trợ các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của Ngân hàng. Để ngày càng nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kiểm tra, giám sát đặc biệt trong hoạt động cho vay. Đồng thời, có các biện pháp cụ thể, kịp thời nhằm ngăn ngừa các sai phạm nảy sinh đối với các khoản vay có vấn đề, hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra.

Việc thực hiện tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nghiên cứu và đề xuất các quy định mới về an toàn tín dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý rủi ro và đánh giá rủi ro của các giao dịch tín dụng. Đây là nền tảng bền vũng cho việc phát triển tín dụng ổn định của Chi nhánh. Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro thị trường, rủi ro về thanh khoản, rủi ro hoạt động để đảm bảo hoạt động của Chi nhánh luôn đi đúng hướng và an toàn nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Hà Đông (Trang 73)