THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
2.2.1. Chính sách cho vay và quy trình cho vay tại SeABank Hà Đông
2.2.1.1. Chính sách cho vay
Với những cơ chế chính sách và pháp luật của nhà nước tiếp tục được hoàn thiện tạo môi trường pháp lý hoàn chỉnh đã tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động của ngân hàng. Trong đó có luật đất đai, luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, luật doanh nghiệp…..có tác động mạnh mẽ
Chính sách cho vay thường được hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng, nhân viên của ngân hàng, góp phần tăng cường chuyên muôn hóa và tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Từ những chính sách tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách tài sản đảm bảo… các cán bộ nhân viên có cơ sở nhất định để từ đó đánh giá các khoản cho vay về khả năng sinh lời, mức độ rủi ro.Sau đây là các quy chế cho vay
Các quy chế cho vay của Ngân hàng nhà nước
- Quyết định của thống đốc Ngân hàng nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
- Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc ngân
hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
- Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc Ban hành Quy định về phân loại nợ,trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Các quy định cho vay tại Seabank Hà Đông
- Quy chế cho vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 502/2007/QĐ-HĐQT ngày 12/11/2007 của Hội đồng quản trị và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản thay thế; các văn bản hướng dẫn liên quan (nếu có).
- Quy chế đảm bảo tiền vay của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ban hành kèm theo Quyết định số 820/2008/QĐ-HĐQT ngày 01/12/2008 của Hội đồng quản trị và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản thay thế; các văn bản hướng dẫn liên quan (nếu có).
- Quy định về tổ chức hoạt động của ban xử lý nợ và tài sản đảm bảo ban hành kèm theo Quyết định số 509/2007/QĐ-HĐQT ngày 12/11/2007 của Hội đồng quản trị và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản thay thế; các văn bản hướng dẫn liên quan (nếu có).
- Quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay ban hành kèm theo Quyết định số 1908/2008/QĐ-TGĐ ngày 11/06/2008 của Tổng Giám đốc và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản thay thế; các văn bản hướng dẫn (nếu có).
- Quy trình nghiệp vụ hỗ trợ và hạch toán tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 448/2007/QĐ-TGĐ ngày 13/02/2007 của Tổng Giám đốc và và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản thay thế; các văn bản hướng dẫn (nếu có).
- Quy chế quản lý tiền mặt, tài sản quý và giấy tờ có giá của Seabank ban hành kèm theo Quyết định số 815/2008/QĐ-HĐQT ngày 01/12/2008 của Hội đồng quản trị và các Quyết định sửa đổi bổ sung; các văn bản thay thế, các văn bản hướng dẫn (nếu có).
Quyết định 200/2007/QĐ-HĐQT ngày 09/05/2007 của Hội đồng quản trị và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản thay thế; các văn bản hướng dẫn (nếu có).
- Quy trình giao dịch một cửa của Seabank ban hành kèm theo Quyết định số 3875/2007/QĐ-TGĐ ngày 14/11/2007 của Tổng giám đốc và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản hướng dẫn (nếu có).
- Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại Seabank ban hành kèm theo Quyết định 1087/2007/QĐ-TGĐ ngày 22/05/2007 của Tổng giám đốc và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản thay thế; các văn bản hướng dẫn (nếu có).
- Quy định về cơ cấu lại thời gian trả nợ và chuyển nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ban hành kèm theo Quyết định 1281/2005/QĐ-TGĐ ngày 01/12/2005 của Tổng giám đốc và các Quyết định sửa đổi, bổ sung; các văn bản thay thế; các vẳn bản hướng dẫn (nếu có).
Nhận xét: Các văn bản quy định của Seabank Hà Đông được lập ra dựa trên điều kiện quy định văn bản, quyết định của Nhà nước và có những quy định bổ sung phù hợp với lĩnh vực hoạt động đặc thù hướng đến đối tượng bán lẻ của riêng mình.
2.2.1.2.Quy trình cho vay tại SeABank Hà Đông
hiện phận ghi chú
Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ 1.1. Tiếp nhận nhu cầu vay vốn CV. KHT D
-Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng:
• Vào sổ theo dõi khách hàng.
• Tìm hiểu sơ bộ khách hàng : tên, địa chỉ, điện thoại, ngành nghề....mục đích vay vốn, phương án, dự án sản xuất kinh doanh, số tiền vay, thời hạn vay, kế hoạch trả nợ...
-Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn :
• Đánh dấu những khoản mục khách hàng cần cung cấp trên danh mục hồ sơ và giao cho khách hàng để chuẩn bị bộ hồ sơ
• Cung cấp các mẫu biểu theo sản phẩm
MV.DNVV .VN -CN 1.2 . Kiểm tra hồ sơ CV. KHT Đ
-Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sơ bộ các điều kiện của khách hàng trên hồ sơ:
• Đối tượng được vay theo sản phẩm
• Các điều kiện khác theo chính sách cho vay Seabank từng thời kỳ
-Ký tên sao y trên các bản sao công chứng từ cung cấp bởi khách hàng
-Kiểm tra chữ kí của khách hàng trên hồ sơ -Đánh dấu những hồ sơ khách hàng đã cung cấp lên danh mục hồ sơ dành cho ngân hàng
-Hẹn khách hàng về thời gian đi xác minh trụ sở, hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo của khách hàng MB.HSNH. CN – 03 1.1. Kiểm soát KSV / TP.KH TĐ
Theo dõi việc tiếp nhận hồ sơ và hẹn khách hàng của CV.KHTĐ, và hỗ trợ trong trường hợp cần thiết
Bước 2 : Thẩm định khoản vay 2.1. Xác minh thông tin CV. KHT Đ/
Xác minh thông tin qua kênh thứ 3
-Thu thập thông tin về khách hàng trên trung tâm thông tin tín dụng của NHNN ( CIC ) và trong nội