Tình hình cho vay ngắn hạn tại SeABank Hà Đông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Hà Đông (Trang 55)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

2.2.2.Tình hình cho vay ngắn hạn tại SeABank Hà Đông

Các khoản cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, chủ yếu nhằm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân. Ngân hàng có thể áp dụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức, có hoặc không có bảo đảm dưới hình thức chiết khấu, thấu chi hoặc luân chuyển.

Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay cho vay ngắn hạn luôn là hoạt động chủ yếu tại SeAbank Hà Đông, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay

Bảng 7 : Dư nợ ngắn hạn của chi nhánh Hà Đông

Đơn vị tính : Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 93,528 51,72 137,673 61,33 87,441 65,84 Tổng dư nợ 180,840 100 224,484 100 132,804 100

( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh Hà Đông )

Không chỉ chiếm phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng, cho vay ngắn hạn còn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Với đặc điểm vòng quay vốn nhanh, việc cho vay thường xuyên nên cho vay ngắn hạn vẫn luôn là một trong những hoạt động căn bản, quan trọng của ngân hàng

2.2.2.1.Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành phần kinh tế

Trong giai đoạn khó khăn về kinh tế như hiện nay thì ngành Sản xuất chế biến và Thương mại dịch vụ vẫn từng bước phát triển, do vậy luôn là ngành chiếm tỷ trọng cho vay ngắn hạn tại SeABank Hà Đông.

Bảng 8 : Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay ngăn hạn 93,528 100 137,673 100 87,441 100 Sản xuất chế biến 14,029 15 33,042 24 8,744 10 Thương mại – Dịch vụ 70,146 75 93,618 68 71,702 82 Khác 9,353 10 11,013 8 6,995 8

( Nguồn: Báo cáo rủi ro tín dụng của SeABank Hà Đông )

Ngành sản xuất chế biến và thương mại dịch vụ trong những năm vừa qua đã có các bước phát triển bền vững, do vậy luôn là ngàn chiếm tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao tại SeABank Hà Đông và có xu hướng tăng dần tỉ trọng, cụ thể năm 2010 dư nok của ngành Thương Mại – Dịch vụ chiếm 75% tương đương với 70,146 tỷ đồng và đến năm 2012 tăng lên 82% với dư nợ là 71,702 tỷ đồng. Dư nợ khác của chi nhánh Hà Đông chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ cụ thể là năm 2011 chiếm 8% tương đương với 11,013 tỷ đồng và đến năm 2012 cũng chỉ chiếm 8% tương đương với 6,995 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng SeABank Hà Đông chỉ tập trung vào các ngành liên quan đến thương mại và dịch vụ.

Biểu đồ 2 : Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

2.2.2.2.Cơ cấu cho vay ngắn hạn theo tài sản đảm bảo

Trong năm 2012 dư nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng tài sản chiếm 83% tổng dư nợ ngắn hạn, so với mức năm 74% của năm 2011 trong đó hầu hết là được bảo đảm bằng bất động sản còn động sản chỉ chiếm một phần nhỏ

Cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm 28% tổng dư nợ. Điều này một phần là do ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động và quan hệ với nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có uy tín trên thị trường. Tuy nhiên điều này cũng cho thấy rủi ro có nguy cơ gia tăng đối với ngân hàng, do rủi ro đối với cho vay tín chấp rất cao, ngân hàng cần hạn chế cho vay dưới hình thức này.

Trên cơ sở đó Ngân hàng cần phải đa dạng hoá ngành nghề cho vay, tiếp cận và khai thác các khách hàng có thị phần lớn, uy tín thuộc các ngành nghề, khai thác các khách hàng tiềm năng... thực hiện đúng theo chỉ đạo của Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á về việc xây dựng một cơ cấu cho vay theo định hướng “ An toàn và Hiệu quả”

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á – Chi Nhánh Hà Đông (Trang 55)