KẾT LUẬN VỀ NHỮNG THÀNII TỰU VÀ NHỮNG HẠN CHẾ

Một phần của tài liệu Tự rung và mất ổn định của quá trình cắt kim loại (Trang 59)

CHẾ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGIIIÊN CỨU ỔN ĐỊNH CỦA QUÁ TRÌNH CẮT TRÊN MÁY CÔNG CỤ

Những công trình nghiên cứu ổn định của quá trình cắt trên máy công cụ đều tiếp cận đối tượng theo biểu hiện bên ngoài của đối tượng, đó là biên độ và tần số của dao động. Ý nghĩa to lớn của những thành tựu đã đạt được có thể tóm tắt như sau:

- Đã xác định rõ nguyên nhân và đặc tính của tự rung tạo điều

kiện cho những người nghiên cứu tiếp sau có cơ sở để giám sát được hiện tượng này trong suốt quá trình phát sinh và phát triển của nó.

- Đã chỉ rõ rằng, tự rung là nguyên nhân chủ yêu gây mất ổn định của quá trình cắt bởi vì rung động cưỡng bức là có thể chế dụng loại trừ hoặc giảm thiểu.

- Đã phân tích một cách khá đầy đủ, sâu sắc, toàn diện các yêu

tố ảnh hưởng đến tự rung và ổn định.

- Đã xây dựng được khái niệm ổn định và mất ổn định với nội hàm sâu sắc và phong phú.

- Đã đưa ra được nhiền phương pháp phân tích ổn định của hệ

thống gia công dưới tác dụng của hiệu ứng ít ảnh và không tái sinh. Từ đó đã xây dựng được điều kiện tới hạn ổn định làm cơ sở cho việc xây dựng đồ thị ổn định dạng túi.

- Đã xây dựng được giải pháp kỹ thuật để đo và biểu diễn hàm

truyền của máy công cụ.

- Điều kiện tới hạn ổn định của quá trình gia công được biểu diễn bởi phương trình (2.18) hoặc (2.19) chỉ có sự tham gia của hai yêu tố chế độ cắt là tốc độ và chiều sâu cắt mà không có mặt của yếu tố thứ ba là bước tiến dao. Vì vậy điều kiện đó không phản ánh được một cách đầy đủ quá trình cắt là một quá trình cắt luôn luôn có sự tác động tương hỗ của ba yếu tố chế độ cắt. Có thể nói cách khác rằng, mối quan hệ giữa bước tiến dao và mất ổn định chưa được chú ý một cách đầy đủ. Cũng chính vì vậy rất khó ứng dụng kết quả này để xác định bộ thông số chế độ cắt theo mục tiêu tối ưu về ổn định phục vụ cho việc tập quy trình công nghệ gia công.

- Việc xây dựng đồ thị dạng túi đòi hỏi thiết bị phức tạp, đắt tiền, không phù hợp với điều kiện của các cơ sở sản xuất.

- Chưa giải thích được tại sao ở những quá trình cắt sử dụng những giá trị bước tiến dao rất bé và diện tích cắt còn khá bé mà hiện tượng mất ổn định vẫn cứ xẩy ra. Cũng chưa giải thích được vì sao với cùng một bước tiến dao khi tốc độ cắt càng cao thì giới hạn ổn định càng tớn.

- Chưa xác định được một cách rõ ràng bản chất của tự rung và mất ổn định

Những thành công và những hạn chế đã được phân tích nói trên là cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu ổn định của quá trình cắt sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG III

T RUNG VÀ N ĐỊNH CA H THNG

CÔNG NGH DƯỚI GÓC ĐỘ NĂNG LƯỢNG

CA QUÁ TRÌNH CT

Việc nghiên cứu ổn định của hệ thống công nghệ nhàm những mục tiêu sau:

- Xác định nguyên nhân gây mất ổn định của hệ.

- Xác định những yếu tốảnh hưởng đến ổn định của hệ. - Xác định điều kiện ổn định của hệ.

- Xây dựng đồ thị ổn định của hệ làm cơ sở cho việc xác định chế độ gia công và điều kiện gia công hợp lý khi thiết kế quy trình công nghệ gia công hoặc làm cơ sở cho việc tối ưu hóa quá trình gia công theo mục tiêu ổn định.

- Tìm các giải pháp để tăng cường ổn định của hệ.

Nhưđã trình bày ở cuối chương II, các công trình nghiên cứu tự rung của quá trình cắt và ổn định của hệ thống công nghệ đều tiếp cận hiện tượng rung động và trạng thái mất ổn định theo biểu hiện bên ngoài của rung động như tần số và biên độ của rung động. Việc nghiên cứu đã có nhiều kết quả như đã trình bày ở chương I và chương II. Tuy nhiên, với cách tiếp cận đó việc xây dựng đồ thị đòi hỏi thiết bị để kích thích cho hệ thống công nghệ rung động và bộc lộ ra những dải tần mà tại đó độ mềm dẻo của hệ thống là cao nhất, hệ dễ bị mất ổn định nhất. Hệ thống thiết bị như vậy không phải cơ sở sản xuất nào cũng có thể nua sắm để làm thí nghiệm cho mỗi hệ thống công nghệ cụ thể của mình. Vì vậy ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu có phần hạn chế.

Chương này sẽ trình bày một cách hệ thống những kết quả nghiên cứu hiện tượng tự rung và mất ổn định khi tiếp cận hiện

Một phần của tài liệu Tự rung và mất ổn định của quá trình cắt kim loại (Trang 59)