1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BẰNG RHƯƠNG PHÁP CẮT THỬ
1.3. Phương tiện nghiên cứu thực nghiệ m
Để tiến hành thí nghiệm cắt thử ổn định trên một hệ thống gia công nào đó, trong điều kiện của đất nước hiện nay, ta có thể sử dụng các phương tiện sau đây:
1 - Bộ thu thập và biến đổi dữ liệu (Dâm Acquisition).
Thiết bị này có rất nhiều kiểu, loại mà nhiều cơ sở kinh doanh ở Hà Nội có thể cung cấp. Chẳng hạn, tác giảđã và đang dùng thiết bị Dapbook DKB16 của Hoa Kỳ do công ty Ngân - Giang cung cấp (hình 4.2).
2 - Cảm biến gia tốc để thu tín hiệu dao động của hệ thống công nghệ.
Thiết bị này cũng có nhiều kiểu loại. Loại được dùng nhiều là cảm biến gia tốc kiểu K- SHEAR của hãng Kistler.
3 - Phần mềm điều khiển hệ thống thiết bị
Có nhiều phần mềm khác nhau có thể sử dụng. Chẳng hạn, phần mềm Dasylab+ 5.0 hoạt động trên nền Window 95/98.
4 - Máy vi tính.
5 - Phần mềm xử lý dữ liệu thí nghiệm. Hiện nay tốt nhất nên dùng Matlab.
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống thiết bị thí nghiệm để giám sát hiện tượng mất ổn định của hệ thống gia công trong quá trình cắt
môđun sau:
- Môđun A/D nhận và biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số.
- Môđun Scalling khuếch đại tín hiệu theo tỷ lệđược lựa chọn. - Môđun Filter chọn lọc những tần số mà người nghiên cứu quan tâm.
- Môđun FFT biến đổi Fourier tín hiệu đầu vào.
- Môđun Y/t - chart 02 hiển thị phổ biên độ và tần số của dao động.
- Môđun Y/t - chart 01 hiển thị đồ thị thực của tín hiệu dao động, tức là đồ thị biến đổi của biên độ theo thời gian.
- Môđun Write là Môđun ghi dữ liệu của quá trình
Phục vụ cho việc theo dõi diễn biến của quá trình cắt có hai cửa sổ hiển thị để hiển thị kết quả trên các môđun Y/t - Chart 01 và Y/t Chart 02. Cửa sổ thứ nhất hiển thị sự biến đời của biên độ dao động theo thời gian. Cửa sổ thứ hai hiển thị phổ biên độ và tần số của dao động tại mọi thời điểm của quá trình.
Hình vẽ 4.2 là ví dụ về gắn hai cảm biến gia tốc với bàn máy phay theo hai phương của hai trục toạđộ của máy.
Tín hiệu nà hai cảm biến thu được sẽ được truyền đi theo hai kênh 0 và 1. Hệ thống nắm bắt được một cách kịp thời, chính xác quá trình phát triển của tự rung đến thời điểm mất ổn định. Sau thí nghiệm, toàn bộ diễn biến của quá trình sẽ được tái hiện trên màn hình nhờ Môđun đọc dữ liệu READ (hình 4.3)