Phương pháp xử lý dữ liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu Tự rung và mất ổn định của quá trình cắt kim loại (Trang 114)

1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BẰNG RHƯƠNG PHÁP CẮT THỬ

1.4.3. Phương pháp xử lý dữ liệu thí nghiệm

Mục tiêu của xử lý dữ liệu phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu Trong trường hợp nghiên cứu thực nghiệm để xây dựng đồ thị ổn định cho hệ thống công nghệ gia công nào đó, thì mục tiêu của xử lý là xây dựng được đồ thị ổn định thực nghiệm và phương trình toán học của đồ thị đó.

Với mục tiêu đó, phương pháp xử lý dữ liệu thường dùng là phương pháp bình phương bé nhất và phương tiện xử lý là máy tính với phần mềm Matlab.

Điều quan trọng nhất trước khi thí nghiệm là phải xác định được thông sốđầu vào và thông sốđầu ra của thí nghiệm làm cơ sở cho việc thiết lập quan hệ hàm giữa biến phụ thuộc và biến độc lập Thông số đầu ra của thí nghiệm là đại lượng phải giám sát đo lường, nó đóng vai trò biến phụ thuộc. Các thông sốđầu vào của thí nghiệm sẽđóng vai trò là biến độc lập.

Kết quả xử lý dữ liệu mà phương pháp bình phương bé nhất mang lại cho ta là một hàm xấp xỉ mà ta gọi đó là hàm hồi quy thực nghiệm. Vì ta chưa biết trước được đẳng thức toán học đặc trưng

của đồ thị thực nghiệm là gì, vì vậy để đảm bảo độ chính xác hồi quy thường phải dùng phương pháp ướm thử. Nội dung của phương pháp ướm thử như sau:

1- Nhập giá trị của biến và hàm.

2- Lựa chọn một loại đẳng thức toán học nào đó và bậc của nó đểđưa vào ướm thử với bộ giá trị của hàm và biến đã nhập.

3- Matlab sẽ cho ta các hệ số của đẳng thức toán học mà ta dùng để ướm thử, sai lệch danh nghĩa của phép hồi quy và cho ta đồ thị.

Matlab sẽ vẽ hai loại đồ thị trên cùng một hệ tọa độ: - Đồ thịđiểm rời rạc theo số liệu thực mà ta đã nhập. - Đồ thị hồi quy dạng đường cong liên tục.

Với hai loại đồ thị và sai lệch hồi quy danh nghĩa, ta có thể xem xét đánh giá mức độ hợp lý của phép ướm thử.

Việc ướm thử tiến hành với tất cả các loại hàm cơ bản như hàm lũy thừa, hàm số mũ, các loại hàm logarit, hàm ex từ bậc 1 đến bậc 5.

Mỗi loại hàm được ướm thử 5 bậc, ta chọn được 1 hàm có sai lệch nhỏ nhất. Nếu ta có m loại hàm đem ướm thử ta sẽ chọn ra được m hàm có sai lệch nhỏ nhất trong mỗi loại.

So sánh m hàm đặc trưng của m loại, ta chọn hàm nào có sai lệch nhỏ nhất làm hàm hồi quy đặc trưng cho tất cả các loại. Đó chính là hàm hồi quy đặc trưng của đồ thịổn định thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Tự rung và mất ổn định của quá trình cắt kim loại (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)