Phương pháp phân biệt và giám sát các loại rung động trong quá

Một phần của tài liệu Tự rung và mất ổn định của quá trình cắt kim loại (Trang 106)

1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM BẰNG RHƯƠNG PHÁP CẮT THỬ

1.1. Phương pháp phân biệt và giám sát các loại rung động trong quá

trong quá trình cắt

Trong quá trình cắt thường có cả rung động cưỡng bức và tự rung kích thích lên cấu trúc của hệ thống công nghệ. Để nghiên cứu

trạng thái mất ổn định do tác động của tự rung cần phải cô lập hoá nó một cách tương đối so với rung động cưỡng bức. Về mặt kỹ thuật, điều đó được thực hiện theo quá trình logic trên hình 4.1 nhờ hệ thống thiết bịđo dao động trên hình 4.2.

Quá trình đó có thể được giải thích tóm tắt như sau: Đo dao động của máy khi máy dừng. Nếu máy có rung động thì chứng tỏ tại thời điểm khảo sát máy đang bị ngoại lực kích thích cưỡng bức qua nền móng. Tần số và biên độ của rung cưỡng bức này được hiển thị trên màn hình. Nếu rung động đó tương đối lớn thì tránh làm thí nghiệm trong thời gian đang có kích thích đó. Nếu không có rung cưỡng bức hoặc rung động không đáng kể thì chuyển sang bước thứ hai.

rung động thì đó là rung động cưỡng bức do các chi tiết quay không cân bằng, do ổ trục chính bị mòn hoặc các bộ truyền ăn khớp không chính xác. Các rung động đó đều được hiển thị cả tần số và biên độ. Nếu những rung động đó tương đối lớn làm ảnh hưởng đến độ chính xác thí nghiệm thì không nên sử dụng máy đó để thí nghiệm. Nếu có rung động nhưng rung động nhẹ thì tiến hành bước thứ ba.

- Tiến hành vào cắt với tốc độ vòng quay ni và đo tần số dao động của hệ f, đồng thời tính toán tần số va đập do răng dao khi vào cắt gây ra

60 .z n

fz = (Hz), sau đã so sánh f với fz:

Nếu f = fz thì rung động trên máy là rung cưỡng bức. Nếu f ≠ fz thì đó là tự rung.

- Bước thứ tư : Thay đổi số vòng quay của dao phay sang n2n3… Và do tần số báo động f của hệ. Nếu f không thay đổi hoặc thay đổi rất ít thì đó chắc chắn là hiện tượng tự rung.

Biểu hiện bên ngoài của hiện tượng mất ổn đính do tự rung gây ra cũng khá giống với trường hợp cộng hưởng do đó khi làm thí nghiệm tại cấp tốc độ nào thì sau khi đã tiến hành các bước tiến cần phải tiến hành cắt thử với chếđộ cắt không lớn nhưng thời gian cắt tương đối dài để xác định xem tần số cưỡng bức do răng dao tạo ra có gây ra cộng hưởng hay không, bởi vì trong trường hợp nào đó, khi số vòng quay khá lớn thì tần số va đập của răng dao có thể trùng hoặc gần với tần số riêng của một bộ phận nào đó. Khi đó hệ mất ổn định là do cộng hưởng chứ không phải do tự rung.

Một phần của tài liệu Tự rung và mất ổn định của quá trình cắt kim loại (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)