TRÌNH CẮT
Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tự rung và ổn định là cơ sở của các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng của tự rung nhằm nâng cao tính ổn định của quá trình cắt. Các biện pháp đó có thể quy về ba nhóm sau:
5.1. Các biện pháp liên quan đến cấu trúc của máy
- Nâng cao độ cứng vững tĩnh của máy
- Đảm bảo độ cứng vững của móng máy bao gồm cả các giải pháp lắp đặt máy có tác dụng giảm chấn.
- Lựa chọn vị trí làm việc tối ưu của các bộ phận máy quan trọng như bàn trượt, cầu ngang, bàn dao.
- Thay đổi số vòng quay trục chính để giảm thiểu hiệu ứng tái sinh.
- Nâng cao khả năng giảm chấn của máy
- Dùng biện pháp định hướng sao cho lực cắt vuông góc với hướng của máy có độ mềm dẻo động lực học lớn nhất.
5.2. Các biện pháp liên quan đến phôi và dụng cụ gia công
- Dùng các bộ phận đỡ làm tăng độ cứng vững của chi tiết gia công chẳng hạn như dùng Luỹ - nét trên máy tiện...
- Giảm nhỏ trọng lượng của phôi,
- Sử dụng những dao có tác dụng giảm chấn - Giảm trọng lượng của dụng cụ cắt.
5.3. Các biện pháp liên quan dấn quá trình cắt
- Lựa chọn những vật liệu gia công có lực cắt riêng nhỏ; - Giảm góc sau α của dao;
- Cố gắng sử dụng dao có góc trước âm (γ < 0); - Hạn chế chiều dài tham gia cắt của lưỡi cắt; - Tăng giá trị của bước tiến dao;
- Sử dụng tốc độ cắt rất thấp hoặc rất cao để tránh cực tiểu ổn định;
- Với những dụng cụ có nhiều lưỡi cắt thì nên sử dụng những dao có bước răng phân chia không đồng đều;
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH
CỦA QUÁ TRÌNH CẮT TRÊN MÁY CÔNG CỤ