TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 52)

pháp luật được coi là cơ sở pháp lý để xét xử tội phạm về bảo vệ rừng mặc dù chưa đầy đủ, nhưng ở mức độ nhất định các văn bản này đã có những quy định khá cụ thể và chặt chẽ trong việc bảo vệ rừng. Tuy nhiên, do hạn chế khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội nên trong lĩnh vực lập pháp, các quy định về bảo vệ rừng nói chung và pháp luật hình sự trong việc bảo vệ rừng nói riêng chưa được nhận thức đầy đủ. Việc xử lý tội phạm về bảo vệ rừng vẫn thực hiện theo pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng ngày 06/09/1973 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mặc dù vậy những quy định nằm trong các văn bản quy pháp luật thời kỳ này đã bước đầu đặt cơ sở quan trọng cho pháp luật hình sự về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.

2.3. TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1985 LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1985

Bộ luật Hình sự năm 1985 được Quốc hội thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực từ ngày 01/11/1986 là Bộ luật đầu tiên của Nhà nước ta. Bộ luật Hình sự ra đời năm 1985 là một bước tiến lớn trong công tác lập pháp của Nhà nước ta. Những tội xâm phạm đến rừng được quy định theo nhiều tội danh cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 1985. Ví dụ như: Điều 181 - Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng; Điều 216 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 194 - Tội vi phạm các quy định về phòng

cháy chữa cháy. Tuy nhiên, trực tiếp điều chỉnh nhóm hành vi liên quan đến việc khai thác trái phép và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng được quy định và chủ yếu điều chỉnh bằng Điều 181 thuộc chương VII - Các tội xâm phạm về kinh tế. Điều 181 trực tiếp điều chỉnh nhiều loại hành vi, từ khai thác trái phép đến vi phạm các quy định về quản lý rừng hay săn bắn trái phép động vật hoang dã v.v…

Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định:

1. Người nào khai thác trái phép cây rừng, săn bắn trái phép chim thú hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý về hành chính mà còn vi phạm thì phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm [53].

Như vậy, khách thể của tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng được Bộ luật Hình sự năm 1985 bảo vệ đó là chế độ về quản lý và bảo vệ rừng của Nhà nước.

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện dưới các dạng hành vi sau: - Khai thác trái phép cây rừng.

- Săn bắt trái phép chim thú.

- Có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng. Hành vi khác ở đây được quy định theo các văn bản hướng dẫn dưới luật. Đó có thể là hành Vi vi phạm các quy định Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, về phòng trừ sâu bệnh…

Các hành vi nói trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gắn với một trong những dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm.

Hậu quả nghiêm trọng được đánh giá kết hợp giữa thiệt hại vật chất với hậu quả về kế hoạch quản lý và bảo vệ rừng (như gây cháy rừng lớn và kéo dài, làm mất giống thú, chim đang cần gây lại…) nếu không có dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng thì dấu hiệu đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm.

Về mặt chủ quan có thể được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý. Chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi theo luật định.

Điều 181 có hai khung hình phạt: Khung cơ bản quy định mức hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Khung hai là khung tăng nặng quy định hình phạt từ hai năm đến mười năm nếu phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Hình phạt bổ sung không được quy định trong Điều 181 mà được quy định tại một điều luật riêng (Điều 185) bao gồm các loại: Phạt tiền; Cấm đảm nhiệm chức những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định. Trong thời gian dài, các quy định Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội vi phạm về quản lý và bảo vệ rừng hầu như không có sự sửa đổi, bổ sung. Điều này được chứng minh qua bốn lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 1985 vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997.

Như vậy, lần đầu tiên trong Bộ luật Hình sự, hành vi khai thác trái phép cây rừng và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng đã được điều chỉnh bằng một điều luật cụ thể. Nhìn chung, quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng đã góp phần đáng kể trong việc giáo dục, răn đe, phòng ngừa và trừng trị đối với tội phạm các quy định về quản lý rừng, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cũng như đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về quản lý rừng. Tuy nhiên, Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 1985 do những hạn chế về mặt lập pháp và do sự phát triển nhanh chóng của điều kiện kinh tế - xã hội, cũng như đòi hỏi, yêu cầu mới của việc bảo vệ rừng nên đã bộc lộ một số nhược điểm nhất định.

Thứ nhất: Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng được quy định trong chương các tội phạm về kinh tế. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng chủ yếu xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, do đó phải cân nhắc cả yếu tố hiệu quả kinh tế lẫn yếu tố xã hội khi áp dụng hình phạt. Bộ luật Hình sự năm 1985 mặc dù đã trải qua bốn lần sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chỉ quy định hình phạt tiền đối với tội phạm này với tính chất là hình phạt bổ sung. Việc quy định hình phạt tiền là hình phạt chính của tội này là hết sức cần thiết. Điều này không những mang lại hiệu quả cao trong xử lý tội phạm về quản lý rừng mà còn là biện pháp tác động tốt về tâm lý trong quá trình cải tạo, giáo dục người phạm tội, hạn chế những điều kiện cho việc thực hiện tội phạm, mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội, đồng thời giảm chi phí thi hành án phạt tù khi chưa cần thiết.

Thứ hai: Hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng và hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ rừng là hai hành vi thường không gắn liền nhau và được thực hiện bởi những chủ thể riêng biệt. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ rừng có thể bất kỳ ai, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định nhưng chủ thể thực hiện hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng là chủ thể được đặc biệt, tức là người phải có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý rừng. Do vậy, đòi hỏi cần phải tách tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng thành hai tội riêng biệt để đảm bảo việc xử lý hình sự đối với hai loại hành vi này được khách quan, công bằng và chính xác.

Bộ luật Hình sự năm 1985 qua 15 năm thi hành đã phát huy vai trò tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng nói riêng. Tuy đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung nhưng do được xây dựng trong bối cảnh của cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp nên nhiều quy định của bộ luật đã không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các quy

định của chương các tội phạm về kinh tế cũng như các quy định của tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng đã không phù hợp. Do đó, đòi hỏi Bộ luật Hình sự năm 1985 cần được sửa đổi, bổ sung một cách căn bản toàn diện.

2.4. TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999

Do nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và các loại tội phạm về rừng nói riêng và việc thực hiện triệt để nguyên tắc cá thể hóa hành vi, cũng như cá thể hóa hình phạt, đồng thời thể hiện quan điểm xử lý của Nhà nước đối với từng loại tội phạm. Bộ luật Hình sự năm 1999 được Quốc Hội thông qua ngày 21/5/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2000 đã tách Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 1985 Tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng thành 2 tội danh độc lập. Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999 Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và Điều 176 Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng.

Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:

1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

c) Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm [55].

Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng sau khi được tách ra từ Điều 181 vẫn được giữ nguyên trong chương về các tội xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế nhưng nó không còn trực tiếp điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội như trước nữa.

Qua 4 lần sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 1985 và được thay thế Bộ luật Hình sự năm 1999 đã phát huy vai trò đấu tranh tích cực phòng và chống đối với các loại tội phạm về rừng nói chung và tội vi phạm về quản lý rừng nói riêng. Bộ luật Hình sự năm 1999 thể hiện rõ sự nổi trội những ưu điểm.

Thứ nhất: So với Điều 181 của Bộ luật Hình sự năm 1985 khách thể trực tiếp của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được xác định một cách cụ thể hơn đó là xâm hại các quy định Nhà nước về quản lý rừng. Hành vi phạm tội đã xâm hại đến các quan hệ này thông qua việc vi phạm các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế và qua đó gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, lợi ích của tổ chức, công dân. Việc tách tội này là hết sức cần thiết vì nó hướng đến sự cụ thể hóa phạm vi những quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ. Điều này cho phép nâng cao hiệu quả điều chỉnh của quan hệ pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao khả năng đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Thứ hai: Đối với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng được mô tả một cách cụ thể theo Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999. Người phạm tội có

hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định nhà nước, điều luật xác định đích danh ba loại hành vi là:

- Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; - Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; - Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

Các hành vi nêu trên được hướng dẫn cụ thể ở trong Điều 2.1, mục 2, phần IV, thông tư liên tịch số 19/2007/BNNPTNT-BTP-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 8/3/2007 hướng dẫn áp dụng một số điều Bộ luật Hình sự về các tội vi phạm trong lĩnh vực quản lí rừng, bảo vệ và quản lí lâm sản. Thông tư liên tịch số 19 như sau:

Thông tư này chỉ hướng dẫn xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng gây thiệt hại về rừng, lâm sản.

- Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật là hành vi giao rừng, thu hồi rừng, không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, đất trồng rừng trái pháp luật là hành vi cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật là hành vi cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng khối lượng, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Lâm sản nói tại điềm này có thể là động vật hoặc thực vật [5].

Qua sự liệt kê các nhóm hành vi khách quan như trên thấy rằng tội vi phạm các quy định về quản lý rừng được mô tả cụ thể từng hành vi vi phạm

để phân biệt với các nhóm tội phạm về rừng thực hiện nguyên tắc cá thể hóa hành vi.

Thứ ba: Về chủ thể của tội phạm được quy định một cách cụ thể và rõ trong điều luật thể hiện quan điểm xử lý của Nhà nước đối với từng loại tội phạm. Chủ thể của tội vi phạm các quy định về quản lý rừng là người có chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn. Như vậy, chủ thể của tội phạm này đòi hỏi chủ thể đặc biệt.

Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng theo hướng dẫn tại điểm 2 Khoản 1 Thông tư liên tịch số 19. "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn" quy định tại khoản 1 Điều 176, điểm b khoản 2 Điều 189, điểm b khoản 2 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 1999 là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản mà sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 176, khoản 1 Điều 189, khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tại điểm 3 Khoản 1 "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn" quy định tại khoản 1

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 52)