Tội vi phạm các quy định về quản lí rừng trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 39)

Hình sự Liên bang Nga

Bộ luật Hình sự Liên bang Nga năm 1996 ban hành ngày 13 tháng 6 năm 1996 với sự sửa đổi bổ sung ngày 8 tháng 4 năm 2003 và ngày 28 tháng 12 năm 2004. Bộ luật Hình sự Liên bang Nga gồm 34 chương với 360 điều, trong đó chương 26 quy định: "Các tội phạm về sinh thái" từ điều 246 - 262, và trong chương này các nhà làm luật đã quy định hai điều luật về việc bảo vệ rừng: Điều 260 "Tội chặt trái phép các loại cây và các loại cây bụi" [44] và Điều 261 "Tội hủy hoại hoặc làm hư hỏng rừng". Đặc điểm hình sự và chính sách hình sự đối với "Tội chặt trái phép các loại cây và các loài cây bụi" [44, Điều 260]. Đối với tội phạm này các nhà làm luật Liên bang Nga đã chỉ ra những dấu hiệu cơ bản, đó là những hành vi cưa, chặt, đẵn trái phép hoặc các hành vi

khác làm hư hại đến mức độ lớn làm mất khả năng sinh tồn và tiếp tục phát triển của các loại cây (kể cả cây con và cây trưởng thành), cây bụi và các loại dây leo trong rừng thuộc nhóm I, hoặc là đối với tất cả các nhóm nằm trong khu bảo tồn đặc biệt, kể cả các khu rừng không thuộc quỹ rừng quốc gia, và ở những khu rừng có lệnh cấm khai thác. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này chính là làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tổng thể hệ thống môi trường sinh thái, đồng thời làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng kinh tế, văn hóa, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Theo Điều 260 Bộ luật Hình sự Liên bang Nga thì hành vi khách quan được mô tả là hành vi cưa, chặt, đẵn trái phép các loại cây gỗ và cây bụi hoặc các hành vi khác làm hư hỏng cá loại cây nói trên đến mức độ chấm dứt sự sinh tồn và phát triển của chúng.

Tội chặt trái phép cây gỗ và cây bụi có cấu thành vật chất, nghĩa là tội phạm được coi là hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm của tội này phải gây ra một hậu quả đáng kể nhất định. Lỗi của người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả là ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng kinh tế, lâm nghiệp và mong muốn gây ra hậu quả đó hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả đó xảy ra.

Về hình phạt: Tội chặt trái phép các loại cây và cây bụi quy định ba khung hình phạt khác nhau căn cứ vào mức độ hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi khách quan của tội phạm gây nên.

Khung cơ bản: Phạt tiền đến bốn mươi nghìn rúp hoặc ba tháng lương hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp nhất định đến ba năm hoặc lao động cải tạo không giam giữ từ sáu tháng đến một năm hoặc bị giam giữ đến ba tháng.

Khung 2: Phạm tội trong trường hợp có tổ chức gây hậu quả rất lớn; hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn; hoặc chặt cây rừng trên quy mô rất lớn, thì bị phạt

tiền tới 200.000 rúp hoặc mười tám tháng lương hoặc lao động bắt buộc từ 180 đến 240 giờ hoặc cải tạo lao động không giam giữ từ một năm đến hai năm; hoặc phạt tù đến hai năm và cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp nhất định đến ba năm.

Khung 3: Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt lớn; hoặc có tính chất chuyên nghiệp; hoặc có tổ chức với nhiêu băng nhóm thì có thể bị xử phạt từ 100.000 đến 500.000 rúp; hoặc từ một năm đến ba năm lương; hoặc bị phạt tù đến ba năm và bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp nhất định đến ba năm.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 39)