Tính chất tình hình tội phạm

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 74)

* Về hành vi vi phạm các quy định về quản lý rừng

Qua thống kê ngẫu nhiên 100 bản án học viên thấy rằng có tới 55 vụ khai thác rừng trái phép, chiếm 55% tổng số vụ án về quản lý rừng xảy ra; 15 vụ về giao đất rừng, cho thuê rừng trái phép chiếm 15% tổng số vụ án, 30 vụ

về vận chuyển lâm sản trái phép chiếm 30% tổng số vụ án. Tỷ lệ số vụ khai thác rừng trái phép cao hơn nhiều so với vụ án giao đất rừng, cho thuê rừng, vận chuyển lâm sản trái phép.

* Về thủ đoạn của người phạm tội

Để thực hiện việc khai thác, giao đất rừng, cho thuê rừng, cho phép vận chuyển lâm sản trái phép người phạm tội sử dụng rất nhiều thủ đoạn khác nhau với mức độ tinh vi, phức tạp càng gia tăng

Hoạt động của tội phạm vi phạm các quy định về quản lý rừng không mang tính trắng trợn mà là lợi dụng các kế hoạch, chính sách kinh tế của nhà nước để khai thác gỗ trái phép, hoạt động vừa có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, vừa mang tính chuyên nghiệp đồng thời có sự tham gia, "tiếp tay" của các cán bộ nhà nước

Qua nghiên cứu các vụ án vi phạm về quản lý rừng học viên thấy những thủ đoạn chủ yếu mà bọn tội phạm sử dụng là dùng những chính sách của nhà nước trong việc giao cho thuê, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và sự buông lỏng quản lý rừng cho phép khai thác gỗ trái pháp luật. Hầu hết đó là các cán bộ kiểm lâm thoái hóa, biến chất họ đã móc ngoặc với lâm tặc nhận tiền hối lộ, tiếp tay, tổ chức cho lâm tặc khai thác rừng trái phép.

Ví dụ: Vụ án do Trưởng Ban quản lý dự án rừng phòng hộ sông Bồ (Thừa Thiên - Huế) về tội "Vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ rừng". Ông Phan Hào với chức vụ Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ sông Bồ, đã lợi dụng chủ trương khai thác tận thu rừng để bàn giao mặt bằng cho công trình thủy điện Hương Điền, nhưng không bảo đảm các thủ tục pháp lý như: không trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, không tổ chức đấu giá trong việc ký hợp đồng bán 88,44 ha rừng cho Doanh nghiệp tư nhân Hùng Dũng, gây thiệt hại lớn cho nhà nước. Thiệt hại ước tính ban đầu ước khoảng hơn 5.000 m3 gỗ, tương đương 1,2 tỉ đồng. Mặt khác, việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho công tác bảo vệ, làm giàu vốn rừng tại Ban quản lý dự án

rừng phòng hộ sông Bồ chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác giao khoán rừng và đất rừng cho các tổ chức, cá nhân còn tùy tiện, không đúng đối tượng, dẫn đến việc rừng và đất rừng trong vùng do đơn vị quản lý còn bị lấn chiếm nghiêm trọng.

Ví dụ như vụ án khai thác rừng trái phép ở lâm trường Bù Gia Mập. Do buông lỏng trong công tác quản lý nên cán bộ lâm trường Bù Gia Mập đã có cơ hội cấu kết với 06 nhóm lâm tặc tổ chức đưa xe cơ giới, máy móc, công khai triệt phá trên 5.727m3

gỗ dầu, sao để bản cho đầu nậu ở thị trấn Thác Mơ thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Nhóm thứ nhất do tên Châu Văn Thao và Nguyên Văn Nhiên cầm đầu. Chúng thuê xe Zin 57 do tài xế Hồ Quốc Sơn điều khiển vào triệt hạ hàng chục cây gỗ sao, dầu thuộc tiểu khu 38, 40 của lâm trường rồi ngang nhiên chở ra thị trấn Thác Mơ tiêu thụ.

Việc ngang nhiên triệt phá rừng phòng hộ được trót lọt là vì bọn chúng dùng tiền hối lộ nhiều lần cho tên Phạm Văn An, tiểu khu trưởng tiểu khu 38 và Võ Anh Mai, tiểu khu trưởng tiểu khu 40. Từ đó số tiền hối lộ được chia cho hai nhân viên ở các chốt Đắk Mai cùng tên Tuấn và Đạt. Năm nhóm khác do các tên lâm tặc cầm đầu là Trương Văn Chương, Nguyễn Duy Đạo, Bùi Gia Ngô, Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Tiến chung đã hối lộ cho Phạm Văn An tiểu khu trưởng tiểu khu 38, Nông Trọng Bình tiểu khu trưởng tiểu khu 40 và Hoàng Hồng Sơn chốt trưởng Đắk Mai nên đã để bọn lâm tặc ngang nhiên đưa các loại phương tiện cơ giới vào chặt hạ 204 cây dầu, trò chỉ có tuổi thọ hàng trăm năm.

Xin nêu một ví dụ khác: Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước đã đưa ra xét xử sơ thẩm các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ban quản lý rừng kinh tế Suối Nhung về các tội: "Vi phạm các quy định về quản lý rừng",

"Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng chức vụ quyền hạn

chiếm đoạt tài sản", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" bao gồm: Trương Văn Đỏ (sinh năm 1957, nguyên giám đốc), Nguyễn Anh Dũng (sinh năm 1963, nguyên

phó giám đốc), Đinh Đức Hạnh (sinh năm 1962, nguyên quyền giám đốc) và Tôn Quốc Yên (sinh năm 1951, cò đất), tất cả cùng ngụ tỉnh Bình Phước.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Đồng Phú, vào năm 2003 bị cáo Đỏ, Dũng, Yên Trần Văn Khinh (đã bỏ trốn) lập hồ sơ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Đồng Phú ký để giao khoán rừng cho người dân khai thác trồng rừng rồi thu tiền bất hợp pháp.

Trong quá trình bàn giao đất, lãnh đạo Ban quản lý rừng kinh tế Suối Nhung không đi thực địa dẫn đến diện tích giao khoán chênh lệch khá lớn. Khi những hộ dân nhận khoán vào nhận đất thì đã thấy dân xâm canh cây trồng điều từ nhiều năm trước. Người dân nhận khoán đã phản ánh lại sự việc thì Ban quản lý rừng kinh tế Suối Nhung cũng không thể can thiệp được. Những hộ dân này khi vào nhận đất canh tác thì thấy đất mình bị dân xâm canh trồng từ nhiều năm trước nên không thể bắt người nhận khoán phải chịu trách nhiệm trong việc để thất thoát rừng. Các bị cáo: Trương Văn Đỏ, Đinh Đức Hạnh bị phạt từ 24 - 30 tháng cải tạo không giam giữ về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", Nguyễn Anh Dũng từ 24 - 30 tháng cải tạo không giam giữ về tội "Vi phạm các quy định về quản lý rừng".

* Về địa điểm thực hiện tội phạm

Qua báo cáo của ngành kiểm lâm cho thấy hoạt động khai thác, vận chuyển gỗ trái phép vẫn diễn ra nhiều ở các tỉnh miền trung (Thanh Hóa, Nghệ An) các tỉnh Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng) và một số tỉnh duyên hải miền trung (Quảng Nam, Bình Thuận). Ở các tỉnh miền núi phía bắc là nơi có nhiều rừng, do vậy tội vi phạm các quy định về quản lý rừng cũng tập trung nhiều tại đây và có chiều hướng gia tăng. Ví dụ như Bắc Cạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái,...

* Về thời gian thực hiện tội phạm

Tội phạm thường được thực hiện vào ban ngày và vào mùa khô đôi lúc tội phạm cũng thường xuyên thay đổi phương thức và thời gian hoạt động

vào ban đêm, mỗi lần đi theo từng tốp khoảng 3 - 4 người, dùng cưa xăng vào rừng chặt hạ, cưa xẻ, rồi sử dụng các loại phương tiện như trâu, bò lốp, đặc biệt là các loại xe gắn máy cải tiến thêm trọng lực để vận chuyển.

* Về nhân thân người phạm tội

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 74)