Về các quy định pháp luật và việc áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 78)

Trong tình hình các quan hệ xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng, dù pháp luật đã dự liệu nhưng cũng không thể dự liệu hết được và cũng không theo kịp sự phát triển của các quan hệ xã hội. Do đó tất yếu đòi

hỏi phải ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực để áp dụng kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao cần phối hợp nhau và phối hợp với các cơ quan hữu quan để ban hành văn bản một cách đồng bộ và kịp thời tránh tình trạng thiếu quy định, có quy định thiếu hướng dẫn, văn bản cấp dưới khác văn bản cấp trên, văn bản hướng dẫn một kiểu, địa phương áp dụng một kiểu. Quy định về tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự năm 1999 còn bộc lộ một số nhược điểm chưa hợp lý về phương diện pháp lý hình sự và chưa tạo thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử.

- Về dấu hiệu đã bị xử lý kỉ luật về hành vi này mà còn vi phạm

Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nhưng việc quy định như luật hiện hành là chưa phù hợp, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn trong việc đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Những bất cập về thẩm quyền, về thủ tục xử lý làm ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý rừng. Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: "... đã bị xử lý kỉ luật về hành vi này,…" như vậy, chỉ áp dụng điều luật này nếu người có hành vi vi phạm chưa đủ mức định lượng, bắt buộc họ phải bị kết án về chính hành vi được quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999. Mặc nhiên nếu không thuộc Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999 sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này không phản ánh và cũng không điều chỉnh có hiệu quả những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tế. Ví dụ một người bị kết án về tội hủy hoại rừng (Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 1999) hoặc tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 1999) nếu họ tái phạm thì với kinh nghiệm quản lý, sự hiểu biết, mức độ nguy hiểm do hành vi của họ sẽ thực hiện cao hơn. Đối với những trường này rõ ràng cần thiết phải xử lý. Theo pháp luật hiện hành điều này là không thể. Do vậy, để kiên quyết hơn, ngăn chặn có hiệu quả hơn nạn phá rừng cần thiết phải mở rộng phạm vi áp dụng bằng cách mở rộng những dấu hiệu bắt buộc này trong cấu thành tội phạm. Có thể theo hướng quy định: đã bị xử lý kỉ luật về

những hành vi này theo những tội danh có liên quan đến rừng mà còn vi phạm thì sẽ phải truy cứu trách nhiệm hình sự (trong trường hợp chưa đủ định lượng).

- Về khung hình phạt

Khoản 3 Điều 176 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Có thể thấy, việc quy định khoảng cách của khung hình phạt từ mức tối thiểu đến mức tối đa còn quá rộng, điều này dẫn đến việc vận dụng không sát với tính chất, mức độ, hậu quả do phạm tội gây ra. Việc quy định hình phạt rộng cũng dẫn đến các Tòa án các cấp khi xét xử, vận dụng sẽ thiếu khách quan, thiếu công bằng và tùy tiện khi áp dụng. Vì vậy, cần được quy định khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa của khung hình phạt hẹp hơn tốt nhất khoảng cách này nên cách nhau từ ba năm đến năm năm là phù hợp hơn.

- Về chế tài xử lý

Điều 176 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định ba khung hình phạt: Khung cơ bản quy định mức hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Khung 2 là khung tăng nặng quy định hình phạt phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần; phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng. Khung 3 quy định phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Đồng thời quy định hai hình phạt bổ sung là phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định. Thực tế cho thấy chế tài hình sự như vậy không đủ sức răn đe, ngăn chặn tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng. Trước tình hình vi phạm ngày một nghiêm trọng, cần quy định hình phạt nặng hơn đối với tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong Bộ luật Hình sự. Mức phạt cao nhất có thể đến 15 năm tù.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 78)