Tội vi phạm các quy định về quản lí rừng theo quy định của Bộ Hình luật Canh cải, Hình luật Việt Nam thời Pháp thuộc

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 44)

Bộ Hình luật Canh cải, Hình luật Việt Nam thời Pháp thuộc

Sau khi xâm lược Việt Nam năm 1858, thực dân Pháp ban hành Ba bộ hình luật: Hình luật Canh Cải, Hình luật Bắc Kỳ và Hình luật Việt Nam. Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã chia đất nước ta ra ba khu vực: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Tương ứng với mỗi khu vực chúng xây dựng nên một Bộ Hình luật để áp dụng. Bộ Hình luật Canh cải được áp dụng tại Nam Kỳ từ năm 1912, Bộ Hình Luật Bắc Kỳ được áp dụng tại Bắc Kỳ từ năm 1922 và Bộ Hình Luật Việt Nam được áp dụng tại Trung Kỳ từ năm 1933. Ba bộ luật này đồng thời chịu sự ảnh hưởng của Luật Gia Long vừa của Luật hình sự Pháp tại chính quốc.

Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng theo quy định của Bộ Hình Luật Canh Cải.

Bộ Hình luật Canh cải được ban hành năm 1912, với 3 quyển, 39 chương và 484 điều. Hình luật Canh Cải quy định riêng về hình sự không điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội đồng thời như các bộ Luật phong kiến trước đó của Việt Nam. Hình luật Canh Cải quy định thành ba phần trong ba quyển: Quyển 1 quy định "về các hình phạt trọng tội, khinh tội", Quyển 2 quy định "về những người phải phạt, người đáng châm chước và người liên can bởi trọng tội và

khinh tội", Quyển 3 quy định "về các trọng tội, khinh tội và về luật hình về các tội ấy".

Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng được quy định tại nhóm các tội làm hủy hoại, làm hư hỏng tổn hại của tại các điều 445, 446, 447, 448.

- Điều 445: "Người nào đốn 1 cây hay là đốn nhiều cây đã biết của người ta thì mỗi cây phải phạt tù từ 6 ngày đến 6 tháng, nhưng nếu số cây đốn quá nhiều thì cũng không được phạt hơn 5 năm" [43].

- Điều 446: "Cũng phải phạt theo hình phạt ấy về mỗi một cấy đã chặt bớt, cái lột võ theo cách thế nào mà cây ấy chết đi" [43].

- Điều 447: "Như phá một hay nhiều nhánh hay là nhiều nhánh chết, thì mỗi nhánh phải phạt tù từ 2 tháng và tối đa là 2 năm" [43].

Trong Hình Luật Canh Cải quy định đã thể hiện sự công bằng nhất định đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Theo đó, bất kỳ ai thực hiện hành vi phạm tội như mô tả trong điều luật đều phải chịu trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt.

Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng theo quy định của Bộ Hình Luật Việt Nam.

Tại Trung Kỳ: Bộ Hình Luật Việt Nam - Hoàng Việt Hình Luật (Code pénal du centre Việt Nam) được ban hành ngày 03 tháng 07 năm 1933 thay thế cho Bộ luật Gia Long. Bộ Hoàng Việt Hình luật được quy định với 29 chương và 424 Điều. Trong bộ hình luật này, Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng được quy định tại Chương XXII - Các tội đại hình và tội trừng trị về sự xâm phạm tài sản người ta - Mục VIII - làm tổn hại đồng ruộng, cây cối tại duy nhất một Điều 395.

Hoàng Việt Hình Luật được ban hành với tinh thần:

Các thể lệ trong luật này đều là trích lấy ở trong Luật Gia Long và giữ theo những điều lưu truyền của nước Nam, chỉ châm chước sửa

sang lại, là vì cần phải tùy theo cái trình độ tấn hóa của phong tục và làm luật lệ trong nước, hợp với những chủ nghĩa nhân đạo rất hay, là cái đại yếu của luật pháp các dân tộc văn minh ngày nay,…[43].

Điều 395 quy định: "Người nào không được phép hay không có giấy cho phép mà chặt cây ở trong giới hạn làm cầm của nhà nước, sẽ phạt giam một tháng và phạt bạc, trừ theo thể lệ của Sở kiểm lâm đã định phạt về các tội khác ngoại" [43].

Quy định tại Điều 395 trong Hoàng Việt Hình luật thể hiện một bước tiến của kỹ thuật lập pháp, đó là đã quy định rõ cụ thể hành vi phạm tội trong một điều luật, hành vi phạm tội, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi và dự luật đi kèm.

Một phần của tài liệu Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng trong luật hình sự Việt Nam (Trang 44)