tiêu xuất khẩu ô tô và các linh kiện từ 15-20 tỷ USD trong năm 2005 không phải là không thực tế, và thậm chí là 70 -100 tỷ USD vào năm 2010 (Tổng quan Công nghiệp Phụ tùng ô tô Mỹ-Trung, 2003). Các nhà cung cấp Trung Quốc vẫn còn lạc hậu về công nghệ sản xuất và năng lực R & D, nhưng có một lợi thế lớn đối với phụ tùng sử dụng nhiều lao động để sản xuất. Do mở rộng liên doanh với các nhà cung cấp quốc tế, một trong những kỳ vọng là một sự hiện diện ngày càng tăng trên toàn cầu của các nhà cung cấp Trung Quốc. Năm 2004, giá trị xuất khẩu linh kiện đã chiếm 75% trong tổng giá trị xuất khẩu ô tô.
2.4. Bài học tham gia mạng sản xuất toàn cầu thành công của ngành ô tô Trung Quốc Quốc
Trong thập kỷ qua, ngành CN ô tô Trung Quốc đã trải qua sự tăng trưởng đáng kể. Từ sản xuất nhỏ bé cho tới năm 1975, chính phủ thực hiện chính sách tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 1980 và được khẳng định trong Chính sách Công nghiệp năm 1994, và được rà soát lại trong năm 2004. Chỉ một thời gian rất ngắn về công nghệ sau khi từ bỏ sự hợp tác ban đầu với Liên Xô, Trung Quốc đã dựa vào các nhà sản xuất ô tô nước ngoài để hợp tác với các doanh nghiệp nhà nước địa phương để thiết lập một khu vực công nghiệp xe ô tô hiện đại. Volkswagen, một trong những công ty tiên phong, được hưởng nhiều lợi ích từ chính sách này với việc dẫn đầu thị trường trong thời gian dài với các mẫu xe Santana và Jetta. Với việc tiếp tục tăng trưởng và cải cách kinh tế hơn nữa, thị trường Trung Quốc cho thấy nhu cầu trong nước ngày càng tăng và ổn định chính trị, và do đó trở nên rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất xe nước ngoài, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ về năng lực sản xuất.
Trong quá trình công nghiệp hóa của Trung Quốc, không có sự phát triển nào có thể quan trọng hơn sự lớn mạnh của ngành CN ô tô bởi vì ngành này chính là chất xúc tác cho rất nhiều ngành khác có liên quan trong nền kinh tế. Việc Chính phủ Trung Quốc tập trung phát triển ngành và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cũng như các mô hình phát
65
triển khác trong thập kỷ vừa qua chính là nguyên nhân căn bản cho thành công của quốc gia này trong nỗ lực tham gia vào mạng lưới sản xuất của ngành. Trong bản kế hoạch 3 năm cho ngành ô tô vào tháng 3 năm 2009, Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu dài hạn trở thành nhà xuất khẩu xe lớn trên toàn cầu đối với các nhà lắp ráp xe nội địa.
Trung Quốc đã đạt được khả năng sản xuất và lắp ráp xe có mức độ tinh vi và phức tạp kể từ những năm 1980 nhờ vào việc hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài lớn (Volkswagen, GM, Toyota, Honda, Nissan, Mazda, Huyndai và Kia) với mục đích tăng cường “hợp tác về công nghệ”. Một chính sách của chính phủ năng động đã tự do hóa ngành ô tô Trung Quốc ở một số khía cạnh quan trọng, nhưng chính sách này đòi hỏi các nhà sản xuất nước ngoài để thực hiện liên doanh với các đối tác địa phương để tiếp cận được thị trường. Mục tiêu của chính phủ Trung Quốc trong những năm 1980 là tạo ra một thị trường bị chi phối bởi một số lượng hạn chế các nhà lắp ráp liên doanh có thể cạnh tranh trên quốc tế, được cung cấp bởi nhà sản xuất phụ tùng địa phương và sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sau hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, ngành CN ô tô nội địa Trung Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể. Nhiều nhà sản xuất ô tô trong nước đã lớn mạnh và có tham vọng sản xuất xe ô tô cho các nước đang phát triển. Mặc dù họ phải vượt qua trở ngại, chẳng hạn như tạo ra các thiết kế riêng của họ và đáp ứng các tiêu chuẩn của thế giới về chất lượng sản phẩm, tính an toàn, và các tính năng môi trường, các nhà sản xuất nội địa đang mở rộng thị phần của họ và di chuyển lên những phân khúc trên trong chuỗi giá trị.
Để đối phó với khủng hoảng kinh tế kéo theo suy giảm về nhu cầu, Chính phủ Trung Quốc đã công bố cắt giảm thuế doanh thu đối với xe nhỏ và áp dụng các ưu đãi để thúc đẩy doanh số bán xe tại các khu vực nông thôn. Trong tháng 3 năm 2009, chính phủ Trung Quốc đã ban hành các chính sách mới nhất về công nghiệp ô tô, khuyến
66
khích ngành CN củng cố và tái cơ cấu. Kế hoạch đặt ra tám mục tiêu phát triển cho ngành CN ô tô trong ba năm tới (từ năm 2009 đến năm 2011). Tất cả các mục tiêu nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định của sản xuất ô tô và bán hàng ở Trung Quốc. Chính sách cũng hỗ trợ tăng trưởng của các công ty ô tô trong nước cả về thương mại và công nghệ. Đồng thời, Trung Quốc đang dành nhiều nguồn lực nghiên cứu xe chạy bằng nhiên liệu thay thế nhằm đi tắt đón đầu trước Mỹ và châu Âu với các phương tiện mới hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường.
Mặc dù ngành CN ô tô Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài với các hình thức liên minh và liên doanh giữa nhà sản xuất ô tô quốc tế và các đối tác Trung Quốc, tuy nhiên các nhà sản xuất ô tô quốc tế chắc chắn sẽ không khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của Trung Quốc cạnh tranh với sản phẩm của mình sang các thị trường khác. Kết quả là, các công ty Trung Quốc đã rất quan tâm để có thể xuất khẩu các mẫu xe ô tô đã không có quan hệ chặt chẽ với xe hơi của các nhà sản xuất nước ngoài và do đó phải rất nỗ lực để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và khí thải ở các nước công nghiệp hóa. Tuy nhiên, nếu nhà sản xuất độc lập, họ chắc chắn có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu xe của Trung Quốc hiện đã tăng trưởng nhanh hơn so với nhập khẩu và chủ yếu là xe tải nhẹ và xe chở khách được xuất khẩu sang thị trường các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, linh kiện và phụ tùng ô tô do Trung Quốc sản xuất đã thâm nhập vào thị trường Mỹ và các thị trường phát triển khác. Phần lớn số hàng nhập khẩu này nhắm vào thị trường theo sau vì hầu hết là là các sản phẩm tiêu chuẩn như các bộ phận phanh, các bộ phận điện và điện tử, ghế và nội thất trang trí. Nhưng với tốc độ đầu tư cao và tăng trưởng mạnh mẽ của các nhà sản xuất xe và linh kiện hàng đầu của Mỹ vào Trung Quốc, các công ty sản xuất xe lớn chắc chắn sẽ tăng cường tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc.
67
Chương 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THAM GIA CỦA NGÀNH Ô TÔ VIỆT
NAM VÀO MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU