Chiến lược cho ngành công nghiệp ôtô tại các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam (Trang 37)

Các nước đang phát triển cần phải xem xét chiến lược cho ngành CN ô tô trong bối cảnh xu hướng thị trường toàn cầu. Điều này không có nghĩa là sẽ có một chiến lược nào đó có thể thích hợp với tất cả các nước đang phát triển. Ngược lại, phạm vi thúc đẩy ngành CN ô tô và các tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu hiện nay thay đổi đáng kể theo bản chất của hoạt động tham gia vào nền kinh tế toàn cầu của các ngành CN ô tô quốc gia.

1.3.5.1. Hình thành và phát triển nguồn cung ứng

Các nước đang phát triển hoàn toàn có thể hình thành và phát triển nguồn cung ứng cho các nhà lắp ráp toàn cầu. Xu hướng tìm nguồn cung ứng theo sau có những hạn chế của nó, và có thể tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển phá vỡ mạng lưới sản xuất khép kín giữa các nhà lắp ráp và các nhà cung cấp theo sau và tham gia vào MSX của ngành trên toàn cầu. Thực tế sự phát triển tìm nguồn cung ứng theo sau tại các thị trường như Ấn Độ, Braxin v.v nơi các công ty từ nhiều khu vực khác nhau đã thiết lập hoạt động, đã cho thấy rất nhiều vấn đề. Nếu các công ty đều thu hút các nguồn tương ứng của họ làm theo, ngành sản xuất linh kiện sẽ quá lớn tại một thị trường vẫn còn rất nhỏ. Ví dụ, trong trường hợp sản xuất phanh, sự theo đuổi của một chiến lược nguồn theo sau của các nhà lắp ráp hiện có trên thị trường sẽ dẫn đến ít nhất

33

sáu nhà sản xuất phanh cho xe khách thành lập hoạt động, mặc dù doanh số xe chở khách không có thể vượt quá 1 triệu đơn vị trước năm 2003. Nếu đem ra so sánh thì trong số hầu hết các hoạt động sản xuất phanh ở châu Âu, nơi mà sản lượng xe khách đạt 14.000.000 đơn vị / năm vào cuối những năm 1990, chỉ có ba nhà sản xuất linh kiện toàn cầu cung cấp, rõ ràng là lợi thế kinh tế về quy mô là đáng kể hơn nhiều lần. Vì vậy, một số nguồn cung cấp theo sau sẽ không hiện diện tại đây, trong khi những nguồn khác có thể sẽ không đáp ứng được nhà lắp ráp với một mức giá chấp nhận được.

Các điểm thu hút tìm nguồn cung ứng theo sau cũng đã bị xói mòn bởi sự biến động của nhu cầu các thị trường mới nổi. Một trong những lợi thế của nguồn theo sau đối với các nhà lắp ráp là nó giúp duy trì bộ phận các nhà cung cấp với các nhà máy linh kiện chuyên biệt gần với điểm lắp ráp. Điều này làm cho việc tìm nguồn cho các các tiểu hệ thống và sự phát triển của cung cấp kịp thời (JIT) thêm khả thi. Tuy nhiên, sự biến động của nhu cầu và quy mô vẫn còn nhỏ của các hoạt động tại các nước đang phát triển đã làm suy yếu khả năng sinh lời của các nhà máy như vậy. Các nhà sản xuất linh kiện cũng có thể không muốn “đi theo” khách hàng của họ, nếu các nhà máy này chứng tỏ một thực tế hoạt động đáng thất vọng.

1.3.5.2. Phát triển hệ thống cung ứng cấp 2 nội địa

Trên thực tế, trong hầu hết các trường hợp khi mà việc tìm nguồn theo sau không khả thi tại các nước đang phát triển, các nhà lắp ráp thường chọn công ty xuyên quốc gia khác cung cấp một phần. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp này đã từng cung cấp các bộ phận tương tự cho các nhà lắp ráp cho một mẫu xe khác. Do đó, các nhà lắp ráp biết nhà cung cấp và tin tưởng rằng các nhà máy tại địa phương của nhà cung cấp này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Do vậy, có vẻ như các nhà cung cấp cấp 1 tại địa phương có rất ít cơ hội.

34

Các xu hướng sử dụng các nhà cung cấp linh kiện xuyên quốc gia không chỉ giới hạn với các công ty lắp ráp xuyên quốc gia. Tại Ấn Độ, một công ty công nghiệp lớn của địa phương, Telco, gia nhập thị trường xe du lịch với thương hiệu và thiết kế riêng của mình, Tata Indica. Tuy nhiên, danh sách các nhà cung cấp cho mẫu xe Tata Indica bao gồm nhiều nhà sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới, một số công ty độc lập và một số trong các liên doanh hoặc với Tata hoặc với các công ty khác của Ấn Độ. Duy chỉ có ngành ô tô Trung Quốc là không tồn tại sự thống trị của các nhà sản xuất linh kiện toàn cầu, do những hạn chế về sở hữu trong cả hai ngành lắp ráp và sản xuất linh kiện giúp đảm bảo rằng các công ty địa phương vẫn đóng một vai trò quan trọng.

Việc cơ cấu lại các chuỗi cung ứng đồng nghĩa với nhiều cơ hội hơn cho các nhà sản xuất linh kiện có sở hữu địa phương nhưng giới hạn trong mối quan hệ sản xuất linh kiện ở tầng thứ 2. Đối với các nhà cung cấp toàn cầu cấp 1 sẽ có một số lợi thế khi phát triển tìm nguồn cung ứng theo sau ngay cả đối với các tầng lớp thứ hai. Giờ đây họ cần phải phát triển hệ thống cung cấp địa phương và họ có thể muốn sử dụng các nguồn theo sau cấp 2 của mình để ưu tiên cho điều này. Tuy nhiên, hạn chế tài chính và quản lý nguồn lực của nhiều nhà cung cấp cấp 2 làm giảm đáng kể khả năng họ sẽ theo sau khách hàng của mình sang các thị trường đang phát triển.

Điều này mở ra khả năng các công ty thuộc sở hữu của địa phương tại các nước đang phát triển chiếm tầng thứ hai của ngành sản xuất linh kiện. Trong một số trường hợp, điều này liên quan đến việc sản xuất các bộ phận không phức tạp với lao động có tay nghề thấp. Nhưng không phải luôn luôn là như vậy. Chính vì các nhà cung cấp cấp 1 toàn cầu đã trở thành các nhà cung cấp cho các module và hệ thống, nên các công ty ở tầng thứ hai có thể lại sản xuất các bộ phận phức tạp hơn so với trước đây. Trong tầng thứ hai có những ngách thị trường cho các nhà cung cấp linh kiện tương đối phức tạp. Những vị trí thuận lợi nhất liên quan đến việc sở hữu năng lực quan trọng đối với các công ty của lớp đầu tiên, nhưng mà họ lại lựa chọn để không xây dựng các năng

35

lực đó. Do đó, tiếp cận các vị trí như vậy sẽ phụ thuộc vào việc các công ty địa phương có thể phát triển các chuyên môn kỹ thuật cụ thể và cung cấp một dịch vụ cạnh tranh không. Điều này có nghĩa là cũng có thể cần phải cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính và quản lý cho các doanh nghiệp này. Nếu như không có hỗ trợ, thì các nhà cung cấp cấp 1 hoặc là sẽ phải tìm nguồn từ các công ty xuyên quốc gia khác, hoặc nhập khẩu các bộ phận cần thiết.

1.3.5.3. Chiến lược gia nhập vào MSX toàn cầu của ngành và vai trò của các tổ chức trong nước

Có ba lĩnh vực mà các công ty nội địa của các quốc gia đang phát triển có thể lớn mạnh trong ngành CN linh kiện ô tô toàn cầu:

(a)nhà sản xuất linh kiện cấp 2 hoạt động trong chuỗi giá trị cung cấp cho các nhà lắp ráp tại thị trường trong nước;

(b)liên minh với các công ty xuyên quốc gia và cung cấp sản phẩm chuyên biệt cho thị trường toàn cầu;

(c)là nhà cung cấp cho cả thị trường theo sau trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh các công ty thuộc sở hữu của địa phương tại mỗi thị trường có thể chịu ảnh hưởng của hỗ trợ của các tổ chức địa phương và quốc gia.

Vai trò của các cơ quan ban ngành và tổ chức nhà nước trong việc thúc đẩy sự tiếp cận của các nhà sản xuất trong nước tới chuỗi giá trị ngành CN ô tô được thể hiện trong bốn lĩnh vực hỗ trợ chính để đạt được các tiềm năng trên, như được trình bày ở dưới đây.

1. Tiêu chuẩn. Gia nhập vào chuỗi ô tô cung cấp ngành CN ngày càng phụ thuộc vào các chứng nhận. Đối với các nhà sản xuất linh kiện cấp 2, chứng nhận ISO9000 và nhất là chứng nhận QS9000 là cần thiết. Trong khi thị trường cho cả bản thân quá trình giấy chứng nhận và sự chuẩn bị của các công ty để được

36

chứng nhận có xu hướng sẽ xuất hiện, thì các chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng để phát triển và đặt hàng các thị trường này.

2. Có kỹ năng lao động. Các công ty tại tất cả các điểm trong chuỗi cần lao động có tay nghề cao có thể tăng cường năng lực quá trình kỹ thuật. Các hệ thống giáo dục và đào tạo cần cung cấp loại lao động này. Trong một số lĩnh vực, các kỹ năng chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu cũng sẽ được đòi hỏi.

3. Thử nghiệm và các phương tiện đo lường. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ, chi phí các trang thiết bị thử nghiệm và đo lường có thể là cao. Các chính phủ địa phương và quốc gia có thể cung cấp các dịch vụ phòng thí nghiệm chuyên gia và tạo ra một khuôn khổ quốc gia bền vững cho công việc đo lường. 4. Thông tin thị trường là quan trọng. Dịch vụ thông tin thị trường và hỗ trợ tham

gia hội chợ thương mại có thể giúp các doanh nghiệp trong nước mở ra các thị trường mới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty cung cấp cho các thị trường theo sau, mặc dù nó cũng có thể mở ra các thị trường mới cho các nhà sản xuất cấp 2.

Hỗ trợ đầu tiên liên quan đến tiêu chuẩn. Đối với các công ty tham gia vào chuỗi cung cấp sản xuất thiết bị gốc, nơi các doanh nghiệp đặt hàng cung cấp tất cả các chi tiết kỹ thuật cho các nhà thầu (cung cấp cho các nhà lắp ráp và các bộ phận thay thế được chứng nhận), việc sở hữu một chứng nhận chất lượng hệ thống là điều cần thiết. Ban đầu là ISO9000 và càng ngày các công ty càng cần đáp ứng tiêu chuẩn QS9000. Trong tương lai, các tiêu chuẩn nhấn mạnh đến môi trường cũng sẽ được chú trọng hơn, chẳng hạn như ISO14000. Tại các thị trường đã phát triển, phần nhiều quá trình chứng nhận và quy định về dịch vụ tư vấn cho các công ty chuẩn bị để đáp ứng các tiêu chuẩn này có thể được cung cấp thông qua cơ chế thị trường. Lĩnh vực tiêu chuẩn kinh doanh đang bùng nổ trên toàn cầu, dẫn đầu bởi các công ty tư vấn quốc tế chẳng hạn như SGS và BVQI.

37

Trong lĩnh vực này, các tổ chức địa phương và quốc gia có thể cung cấp hỗ trợ dưới ba hình thức. Trước tiên, cung cấp dịch vụ chứng nhận của khu vực tư nhân có xu hướng theo thị trường. Khi các yêu cầu về tiêu chuẩn mới được phát triển, cả chính phủ và các hiệp hội doanh nghiệp có thể hỗ trợ trong công tác tuyên truyền về chúng. Ví dụ, trong trường hợp của Braxin trong thập niên 1990, Chương trình của Braxin về Chất lượng và năng suất (PBQP) có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về chất lượng trong công nghiệp. Hay trong trường hợp của cụm công cụ phẫu thuật (surgical) tại Sialkot ở Pakistan, các hiệp hội doanh nghiệp địa phương giúp nâng cao nhận thức về sự cần thiết cho các hệ thống chất lượng đáp ứng yêu cầu của các thị trường nước ngoài. Thứ hai, thị trường dịch vụ tư vấn vẫn được biết đến là không hoàn hảo. Các công ty thường xuyên không có một ý tưởng rõ ràng về các dịch vụ mà họ cần, và họ gặp khó khăn trong việc đánh giá sự phù hợp của cả các dịch vụ và những nhà cung cấp cho họ. Hiệp hội kinh doanh và các chính phủ có thể cung cấp đánh giá độc lập về nhu cầu và một số thẩm định về các nhà cung cấp dịch vụ. Thứ ba, nếu các nhà chứng nhận thuộc sở hữu của địa phương thì điều quan trọng quá trình xác nhận của các công ty này phải đáng tin cậy.

Lĩnh vực chính thứ hai hỗ trợ cho các công ty địa phương liên quan đến giáo dục và hệ thống đào tạo. Càng ngày các công ty đặt hàng trong các ngành CN có hoạt động trên toàn cầu càng áp đặt tiêu chuẩn khắt khe, nhưng họ lại không muốn tham gia vào việc giúp đỡ các nhà cung cấp của họ đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Các doanh nghiệp có nhu cầu duy trì sự tham gia của họ trong chuỗi giá trị ngành CN ô tô phải đầu tư vào các kỹ năng chế tạo. Những kỹ năng này rất quan trọng trong lĩnh vực chế tạo theo quy trình để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng, nhưng trong những phân đoạn nhất định của ngành CN linh kiện còn phải nhấn mạnh hơn tới khoa học vật liệu và sử dụng các vật liệu mới. Vì vậy, cần phải cung cấp lao động có tay nghề trong cả các lĩnh vực này.

38

Thứ ba, thử nghiệm và các phương tiện đo lường cũng rất cần thiết. Các mẫu thiết kế cho các sản phẩm cần phải được thử nghiệm theo tiêu chuẩn khắt khe, và sự kiểm soát tiếp tục đối với sản xuất của họ yêu cầu thiết bị đo lường cần phải được hiệu chuẩn. Việc cung cấp các cơ sở thử nghiệm, đo lường và hiệu chuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc cho phép các công ty đáp ứng yêu cầu thị trường.

Cuối cùng, sự tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp nhỏ trong ngành CN ô tô toàn cầu sẽ phụ thuộc vào chiến lược thị trường chủ động, tìm kiếm khách hàng mới và thị trường mới. Chúng ta cũng biết rằng hoạt động này là tốn kém cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có thể cung cấp tổng hợp về thông tin và xúc tiến thị trường của hiện diện ngành tại các hội chợ thương mại. Những hoạt động này đặc biệt quan trọng cho các công ty bán hàng cho các thị trường thay thế. Cũng có thể các cơ quan địa phương có thể hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung cấp cho các nhà lắp ráp và các nhà cung cấp cấp 1. (Humphrey và Schmitz đã thảo luận việc thúc đẩy mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và cách thức mà các mạng lưới này có thể giúp doanh nghiệp mở ra các thị trường mới cung cấp cho các khách hàng lớn hơn). Đây là một công cụ khuyến khích phát triển công nghiệp rất có giá trị tại các quốc gia đang phát triển.

39

Chương 2. THỰC TIỄN THAM GIA CỦA NGÀNH Ô TÔ TRUNG QUỐC VÀO MẠNG

SẢN XUẤT TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam (Trang 37)