Quá trình phát triển ngành công nghiệp ôtô của Trung Quốc từ 1994 đến năm

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam (Trang 44)

2004

Sự phát triển của ngành CN ô tô tại Trung Quốc rõ ràng đã được định hình bởi hoàn cảnh của nền kinh tế chính trị rộng lớn hơn của Trung Quốc. Để hiểu (và đánh giá) sự tăng trưởng của ngành, quan trọng là phải hiểu quá trình tiến hóa của nó trong bối cảnh rộng lớn hơn của công nghiệp hóa của Trung Quốc, đương nhiên là do nhà nước trung ương định hướng và định hình theo chính sách công nghiệp rất riêng biệt.

Những năm 1949 – 1979 là thời kỳ kiểm soát và kế hoạch tập trung của Trung Quốc nói chung và ngành ô tô nói riêng. Trong những năm đầu Đảng Cộng sản kiểm soát, liên minh chính của Trung Quốc là với Liên Xô, nước đã cung cấp hỗ trợ với nhiều dự án lớn trong thời gian 1950-1960. Một trong những dự án đó là Công xưởng ô tô đầu tiên (First Auto Works – FAW). Năm 1958 có một cuộc cách mạng "Đại nhảy vọt". Nền kinh tế đã phát triển khá thành công từ 1950-1957, và Trung Quốc mong muốn bắt kịp với nền kinh tế phương Tây trong các sản phẩm công nghiệp chủ chốt như thép, thiết bị luyện kim, máy phát điện và máy công cụ trong thời gian 15 năm. Một trong những tiêu chí được sử dụng để đánh giá mục tiêu tiến độ này là khối lượng đầu ra sắt và thép. Trong năm 1957, sản lượng thép ở Trung Quốc đứng ở mức 5.350.000 tấn. Uỷ ban Trung ương định hướng tăng gấp đôi sản lượng thép lên 10.700.000 tấn năm 1958 (Xie và Oliver, 1996). Nhiều đơn vị ngay cả trường học tham gia vào sản xuất thép, và một số trường kỹ thuật đã thực sự biến thành nhà máy.

Trong những năm 1978 – 1994, Trung Quốc tăng cường phát triển ngành ô tô của mình. Chủ tịch Mao qua đời năm 1976, và tại Hội nghị lần thứ ba của Uỷ ban Trung ương Cộng sản Trung Quốc năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã chính thức được công nhận là nhà lãnh đạo. Trung Quốc bắt đầu mở cửa với phần còn lại của thế giới, và chuyển

40

tập trung từ chính trị sang các vấn đề kinh tế. "Phát triển sản xuất" hơn là "Đấu tranh giai cấp" đã trở thành mối quan tâm chủ yếu. Điều quan trọng nhất, vào thời điểm này việc chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường đã bắt đầu.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của Trung Quốc và gợi ý cho Việt Nam (Trang 44)