Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2002 và từng bước mở cửa thị trường, bao gồm cắt giảm thuế quan và loại bỏ các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa. Những hành động này nhanh chóng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường ô tô của Trung Quốc. Chính
45
phủ vẫn tiếp tục trông cậy vào vai trò ô tô ngành CN đối với sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, bao gồm cả việc thúc đẩy các lĩnh vực cơ bản và dịch vụ liên quan như sản xuất máy móc, cao su, hóa dầu, điện tử, tự động tài chính, dệt may, kênh phân phối theo sau, và dịch vụ sửa chữa ô tô.
Sau khi vào Trung Quốc vào WTO ngành CN ô tô bắt đầu phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Nhìn chung sản xuất lần lượt tăng 38,8% và 36,7% vào năm 2002 và 2003, làm cho Trung Quốc trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ tư và thị trường ô tô lớn thứ ba trên thế giới. Sự tăng trưởng trong ngành CN ô tô, đặc biệt trong năm 2002 và 2003, đã thu hút đáng kể đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà sản xuất đã có các hoạt động tại Trung Quốc và đang tìm cách mở rộng năng lực sản xuất địa phương của mình, cũng như các nhà sản xuất trước đây chưa từng có hoạt động tại Trung Quốc. Một hệ quả từ điều này là năng lực được tạo ra đã vượt quá nhu cầu, việc dư thừa năng lực làm gia tăng đáng kể áp lực cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này từ đầu năm 2004 chính phủ bắt đầu thực hiện lựa chọn chính sách kinh tế “hạ nhiệt”, bao gồm cả không khuyến khích các khoản cho vay của ngân hàng và phê duyệt chậm các khoản đầu tư. Ngoài các điều chỉnh vĩ mô, tín dụng ngân hàng thấp hơn theo sau đó và giá thường xuyên giảm đã làm giảm nhu cầu, với rất nhiều người tiêu dùng Trung Quốc nhạy cảm với giá trì hoãn việc mua xe ô tô trong khi giá vẫn tiếp tục giảm. Bất chấp những điều kiện này, tổng sản lượng ô tô vẫn tăng 14,1% so với năm trước, lên 5.071.000 đơn vị.