Về thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế Thực trạng và kiến nghị lập pháp = Health insurance, reality and some legislative proposals (Trang 62)

Mặc dù đã cải cách rất nhiều, nhưng thủ tục BHYT vẫn còn gây rất nhiều phiền hà cho người bệnh. Nghị định số 62 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sô điều của Luật BHYT (BHYT) đã được ban hành và có hiệu lực từ 1.10.2009. Những quy định mới về KCB BHYT có vè còn nhiêu khê, rườm rà hơn trước. Nhiều cơ sở KCB trên toàn quốc cũng bày tỏ sự đồng thuận với ý kiến của đa số người dân, người có thẻ BHYT đó là việc áp dụng Luật BHYT mới đã gây nhiều phiền phức vì phải tăng thêm nhân lực để đảm nhận khâu thủ tục hành chính. Ngoài ra, các cơ sở KCB còn phải lập thêm phòng để thu phí BHYT, người bệnh phải thêm công chờ đợi, xép hàng để chờ đóng tiền KCB.

Quy định mới sẽ bát buộc người dân phải đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở y tế tuyến dưới. Tnrớc quy định này, nhiều người dân cho ràng, nhân lực và trang thiết bị y tế tại các bệnh viện tuyến cơ sở còn thiếu thốn quá nhiều, làm sao đáp ứng được nhu cầu. Việc phân cấp bệnh nhân về tuyến dưới không có nghĩa là ai ờ đâu phải chữa bệnh ở đó một cách cứng nhắc, mà bệnh viện tuyến dưới vẫn có thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để điều trị kịp thời. Tuy nhiên, thủ tục chuyển viện rất rườm rà. Nếu người bệnh có thẻ BHYT đăng ký KCB tại tuyến xã thì sẽ khổ cực thế nào khi xin chuyển lên huyện, rồi huyện viết giấy chuyển lên tinh, rồi tình mới cho chuyển lên Trung ương. Người bệnh ốm đau phải "chạy đua" với thời gian, vậy với quy định này thì sẽ có nhiều người bệnh đành bỏ tiền ra mà chữa bệnh, thậm chí chết oan. Nhiều trường hợp có người nhà bị bệnh nặng, mỗi lần xin giấy chuyển viện rất nhiêu khê nên gia đình đành bỏ tiền KCB theo tuyến dịch vụ cho nhanh chóng.

Pháp luật BHYT quy định thực hiện cùng chi tra ơ mức 5% và 20% cho từng đối tượng tuy nhiên với quy định này sẽ làm người bệnh mệt mòi hơn với các thủ tục hành chính. Đen KCB tại các cơ sở y tế dù tuyến dưới hay tuyến trên đều trong tình ừạng xếp hàng chờ lấy phiếu khám, chờ đến lượt vào khám.

chơ lay thuôc, chờ xác nhận của nhân viên BHYT... sau đó còn phải chờ để nọp lại cho bệnh viện 5%-20% chi phí KCB. Với những thủ tục hiện có của cà bệnh viện và BHYT đã quá rườm rà phiên phức, nay người bệnh sẽ tiép tục bị đẩy vào mê cung của những thủ tục hành chính.

Tính đên hêt năm 2008, trên cả nước đã có 39,2 triệu người tham gia BHYT, đạt ti lệ bao phủ 45% dân số. Chi phí từ quỹ cho người bệnh cũne tăng dân hàng năm. Tuy nhiên, việc tăng số người tham gia và chi phí qua mồi năm cũng không làm giảm được những hạn chế đã mang tính cố hữu từ nhiều năm nay. Bà Tống Thị Song Huơng - Vụ trường Vụ BHYT, Bộ Y tế tồng kết: "Đa số nguời bệnh không hài lòng về thủ tục hành chính bởi quá rườm rà, chờ đợi, phiền hà. Việc tổ chức khám chữa bệnh ở tuyến xã còn nhiều bất cập. Thái độ phục vụ người bệnh của một số cán bộ chưa chu đáo, đã làm giảm lòng tin cùa người dân”. Bác sỹ Nguyễn Văn Châu (Bệnh viện Bình Thạnh, Tân Bình...) cũng thừa nhận: “Phiền hà lớn nhất của bệnh nhân bảo hiểm là phải đợi chờ, chen chúc thậm chí có bệnh viện phải xếp hàng từ 4-5 giờ sáng , trong khi số phòng khám phục vụ đối tượng này còn hạn chế”32.

Đe thay đổi được những thủ tục hành chính rườm rà của việc khám - chữa bệnh bằng thẻ BHYT hiện nay cần phải được nghiên cứu eiái quyết tận gốc của vấn đề thì trong tương lai người dân sẽ không còn bức xúc khi nói tới BHYT nữa.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế Thực trạng và kiến nghị lập pháp = Health insurance, reality and some legislative proposals (Trang 62)