Giai đoạn thực hiện BHYT từ năm 1998 đến 2008

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế Thực trạng và kiến nghị lập pháp = Health insurance, reality and some legislative proposals (Trang 26)

đầy đủ hơn. Nghị định 63/2005/NĐ-CP ra đời đã tạo ra nhiều đồi mới trona thực hiện chính sách, người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi khá đầy đu và toàn diện, không những đảm bảo khám chữa bệnh với các dịch vụ kỹ thuật cao mà còn từng bước được đảm bảo quyền lợi về y tế dự phòng và phục hồi chức năng. Các quy định về tổ chức KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT ngày càng chặt chẽ và phù hợp hơn trước đây. Các cơ sở KCB BHYT ngày càng được mở rộng, cả khu vực công lập và tư nhân. Việc tổ chức KCB BHYT tại tuyến xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT trong việc tiếp cận, lựa chọn cơ sở KBCB ban đầu phù hợp, góp phần cùng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sờ, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và KCB thông thường tại tuyến y tế cơ sở. Đây cũng là định hướng rất phù hợp với chủ trương xã hội hoá y tể và giải quyết một phần tình hình quá tải hiện nay tại các cơ sở y tế nhà nước. Đen nay, cả nước đã có hơn 1.900 cơ sở KCB cả công lập và ngoài công lập và khoảng 80% số trạm y tế xã, phường có hợp đồng KCB BHYT. số người được KCB BHYT tăng nhanh hàng năm. Tổng số lượt người KCB bằng thẻ BHYT trong năm 2005 là hơn 40 triệu và năm 2008 khoảng 80 triệu lượt người, cả nội trú và ngoại trú, tăng 1,2 lần so với nãm 2007. Tần suất KCB của người tham gia BHYT tăng dần hàng năm. Bên cạnh đó, vấn đề chi trà chi phí KCB từ Quỹ BHYT cho người bệnh tăng dần hàng năm. Tổng thu ước tính của quỹ BHYT năm 2008 là khoảng 9.415 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng so với năm 2007; tổng thu từ BHYT tự nguyện chiếm khoảng 18% tổng thu của quỹ, trong khi số đối tượng tham gia BHYT tự nguyện chiếm 27% tổng số người tham gia BHYT. Chi trả KCB BHYT tăng dần hàng năm; từ năm 2005 xuất hiện hiện tượng bội chi. Năm 2005 bội chi 138 tỷ đồng, năm 2006 bội chi 1.200 tỷ đồng, năm 2007 bội chi 1.840 tỷ đồng; ước tính năm 2008 bội chi 1.450 tỳ đồng.

Từ những kết quả thực hiện chính sách BHYT trong giai đoạn 1998- 2008 trên đây chúng ta có thể nhận thấy việc lựa chọn chính sách tài chính y tế thông qua BHYT là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp. Pháp luật BHYT cho phép mở rộng đối tượng tham gia BHYT theo hướng gia tăng hàng năm đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển 1 hệ thống pháp luật an sinh xã hội ở nước ta trong giai đoạn này. Ngoài ra, nguồn kinh phí từ BHYI đã góp phần ổn định trong việc bào đảm ngân sách hoạt động của các cơ sở

KCB và từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sờ y tế. Nguồn thanh toán chi phí KCB từ quỹ BHYT từ chỗ chi chiếm một tỷ lệ nhò trone nguồn thu của các cơ sở KCB, cho đến nay BHYT ngày càng tăng lên và chiếm một tỳ lệ đáng kể trong nguồn thu của các bệnh viện công và một số bệnh viện tư, điều này đã tạo điều kiện thuận tiện cho người bệnh trong việc lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh. Việc mở rộng KCB BHYT tại tuyến xã đã góp phần củng cố và phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức lchoẻ ban đầu cho người dân và KCB thông thường tại tuyến y tế cơ sở. Có thể thấy ở giai đoạn này chính sách BHYT đã góp phần không nhò trong việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và đảm bảo công bằng xã hội, góp phần làm thay đổi nhận thức cùa người dân trong việc lựa chọn các giải pháp tài chính để chăm lo sức khỏe của bản thân và gia đình.

Tuy nhiên, vấn đề thực hiện BHYT trong giai đoạn này cũng còn gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn như số người tham gia BHYT chưa nhiều, mức độ bao phủ BHYT trong dân số chưa cao mới chiếm khoảng 46% dân số. đối tượng tham gia BHYT tự nguyện phần lớn lại là những người thường xuyên ốm đau, bệnh tật, có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, BHYT còn chưa giải quyết được một số vấn đề quan trọng như việc bắt buộc sự tham gia đầy đu cua các nhóm đối tượng hay của các chủ sử dụng lao động. Một số quy định về quyền lợi của người tham gia BHYT chưa rõ ràng như các quy định về phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT; quy trình thủ tục trong KBCB; chuyển tuyến, thanh toán chi phí KCB BHYT... Mối quan hệ giữa quyền lợi và mức đóng BHYT khi mở rộng phạm vi bao phủ và quyền lợi cũng chưa được giải quyết tốt làm ảnh hưởng đến sự an toàn của quỹ BHYT. Mặt khác, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHYT chưa mạnh, chưa đồng bộ, thiếu tính hấp dẫn; sự phối hợp, hợp tác giữa BHXH với cơ sở KCB còn hạn chế, thiếu sự hợp tác vì mục tiêu chung là công bằng, hiệu quả, cải thiện chất lượng điều trị và thoả mãn sự hài lòng của người bệnh BHYT. Một vấn đê nữa làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện chính sách BHYT đó là giai đoạn này các quy phạm pháp luật điều chình BHYT mới chi dừng lại ờ các Nghị định của Chính phủ, chưa có giá trị pháp lý cao, chính vì thế rất cần phải ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đầy đủ hơn, tức là đưa BHYT thành Luật.

nay)

Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng KCB BHYT trong tỉnh hình mới, tại kỳ họp thứ 4, vào ngày 14-11-2008, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật BHYT và băt đâu có hiệu lực từ ngày 1-7-2009 và ngày này đã được Thù tướng Chính phủ quyết định là Ngày BH YT Việt Nam theo Quyết định số 823/QĐ-TTg ngày 16-6-2009. Nội dung cùa Luật BHYT đã cơ bàn khấc phục được những vướng mắc, tồn tại trong việc thực hiện chính sách tài chính y tế để từng bước tiến tới mục tiêu xây dựng nền y tế Việt Nam theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Bên cạnh đó, nhàm đáp ứng việc giãi thích và hướng dẫn thi hành cụ thể các điều khoản của Luật BHYT mới, Chính phù và Bộ y tế còn ban hành kèm theo một số văn bản luật hướng dẫn như Nghị định 62/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT (sau đây viết tắt là Nghị định số 62); Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 liên Bộ Y tế-Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT; Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 đăng ký KCB ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT, hướng dẫn thanh quyết toán chi phí KCB BHYT, hướng dẫn chuyển đối phương thức KCB cho trẻ em dưới 6 tuổi và chuyển đổi cấp phát kinh phí KCB cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, hướng dẫn mẫu thẻ BHYT và thù tục cấp phát thẻ B H Y T...

Độ bao phủ của BHYT tính trên đầu người dân mới chỉ đạt 45% trong năm 2008, trong đó 32% là những đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, 13% tham gia BHYT tự nguyện. Đến hết năm 2009, cà nước lại có trên 49,7 triệu người dân tham gia BHYT, đạt độ bao phủ 58%. Chúng ta cần lưu ý rằng cùng với sự tăng lên của độ bao phủ, tỷ lệ người tham gia BHYT bắt buộc tăng lên, tỷ lệ đối tượng BHYT tự nguyện giảm xuống, tiến tới xóa bỏ hình thức tham gia BHYT tự nguyện khi đã đạt được lộ trình tham gia BHYT bắt buộc chiếm 47% trong tổng số đối tượng tham gia, tăng 15% so với năm 2008. Còn tỷ lệ đối tượng BHYT tự nguyện sẽ giảm 2% so với năm trước, chiếm tỷ lệ 11%M

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế Thực trạng và kiến nghị lập pháp = Health insurance, reality and some legislative proposals (Trang 26)