thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát và tăng cƣờng công tác giải thích, hƣớng dẫn luật
* Hoàn thiện hệ thống pháp luật - cơ sở pháp lý của hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
Thời gian vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta đã có những tiến bộ quan trọng, nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh đã được ban hành, kịp thời thể chế hoá đường lối của Đảng, tạo một khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội…Song, "Hệ thống pháp luật ở nước ta nói chung, pháp luật trong lĩnh vực tư pháp nói riêng vẫn không tránh khỏi những hạn chế, chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở", "Chính sách hình sự, chế định pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung"… Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân của các hạn chế, thiếu sót hiện đang tồn tại làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS. Vì vậy, để có thể nâng cao được chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nói riêng thì đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật đầy đủ, vừa đảm bảo thể chế hoá đầy đủ đường lối chủ trương của Đảng vừa tạo ra những khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Vấn đề tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là đòi hỏi của thực tiễn, là điều kiện có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của VKS, là chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đúng như Đảng ta đã xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo:
Cần phải nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch; thể chế hoá kịp thời và đúng đắn đường lối chủ trương của Đảng,…; xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu,
định hướng của chiến lược cải cách tư pháp, xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan tư pháp...
Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKS theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp. Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của VKSND theo hướng đảm bảo thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp và nghiên cứu chuyển thành Viện công tố.
* Tăng cường công tác hướng dẫn, giải thích luật và tuyên truyền, giáo dục, phổ biển pháp luật
Có một hệ thống pháp luật tốt là một điều kiện cần song chưa phải là đã đủ. Muốn phát huy được hiệu quả của nó thì bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần phải đảm bảo việc nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất bởi có nhiều điều luật, nhiều văn bản pháp luật quy định thiếu chặt chẽ, cụ thể, không rõ ràng, không dễ hiểu thậm chí còn mâu thuẫn, chồng chéo. Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể tiến hành tố tụng nói chung, của VKS nói riêng trong TTHS thì ngay trong nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải thống nhất thì mới có thể vận dụng thống nhất các quy định của pháp luật. Muốn như vậy thì đối với các quy định của pháp luật còn có những khó khăn, vướng mắc cần phải được sự hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, thế nhưng trong thực tế việc hướng dẫn đó lại thường chưa được kịp thời và ngay cả khi đã có được văn bản hướng dẫn rồi, cũng chưa đảm bảo đầy đủ, dễ hiểu cho nên có thể nói là công tác hướng dẫn luật hiện nay còn chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, là một trong những nguyên nhân của tình trạng oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm hiện đang còn
tồn tại. Đó cũng là một trong số các nguyên nhân của các vụ án phải gia hạn hoặc đình chỉ điều tra…Nguyên nhân của vấn đề này có thể do trình độ nhận thức hạn chế, do kỹ thuật lập pháp chưa cao hoặc do các nhà làm luật không thể dự đoán được khi xây dựng luật mà chỉ thông qua thực tiễn vận dụng pháp luật mới nảy sinh hoặc mới phát hiện các vấn đề đòi hỏi phải có sự giải thích và hướng dẫn. Mặt khác, bởi cuộc sống thì luôn thay đổi, cho nên để phù hợp với thực tiễn luôn biến động đó cần phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến và giáo dục, hướng dẫn pháp luật; vừa phải thường xuyên và không ngừng tổng kết thực tiễn, tổ chức rút kinh nghiệm để tìm ra các vướng mắc, kịp thời hướng dẫn; kiến nghị hướng dẫn hoặc sửa đổi để một mặt tháo gỡ khó khăn cho các cơ quan tư pháp vừa tạo được một hệ thống pháp luật tốt. Vì lẽ đó, Đảng ta đã chủ trương "đẩy mạnh xây dựng pháp luật, giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nghiên cứu khoa học về công tác tư pháp", "đối với các nội dung của các luật, pháp lệnh cần giải thích, hướng dẫn thì Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích theo quy định của Hiến pháp".