Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phân định trách nhiệm trong công tác thực hành quyền công tố

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta (Trang 108)

trách nhiệm trong công tác thực hành quyền công tố

Với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, công tác điều hành, quản lý và chỉ đạo đều đóng vai trò rất quan trọng. Đối với VKS - Cơ quan mà một trong các nguyên tắc hoạt động cơ bản của nó là tập trung thống nhất thì vai trò của người lãnh đạo lại càng có ý nghĩa quan trọng. "Viện trưởng Viện kiểm sát chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự", "Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình" [40, Điều 36]. Pháp lệnh Kiểm sát viên VKSND quy định: "Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao" [49]. Như vậy, có thể thấy rõ trong hoạt động của VKS,

công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành có vị trí vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát, trách nhiệm của các lãnh đạo VKS rất nặng nề. Vì vậy, trong vấn đề nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố bao hàm cả yêu cầu tất yếu về tăng cường năng lực lãnh đạo trong đó bao gồm sự chỉ đạo điều hành của lãnh đạo và các phòng nghịêp vụ của VKS cấp trên nhưng chủ yếu, thường xuyên và trực tiếp vẫn là của chính các lãnh đạo đơn vị VKSND cấp huyện. Điều này có ý nghĩa trước hết là đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành và cũng là đảm bảo việc phân cấp quản lý của VKS, phát huy tính sáng tạo, chủ động của từng đơn vị VKS cấp huyện trong công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung.

Sở dĩ trong công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND cấp huyện, phải đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo thống nhất, tập trung vì theo quy định của pháp luật, Viện trưởng VKS là người chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ các công tác của đơn vị. Trên cơ sở quản lý chung, Viện trưởng sẽ nắm bắt được toàn bộ các đầu việc và các vấn đề trong đơn vị để chỉ đạo và điều hành. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, các lãnh đạo VKS phải là những người hơn ai hết nhận thức thấu đáo về chức năng nhiệm vụ của ngành, các tư tưởng chỉ đạo, các yêu cầu của Đảng và Nhà nước đối với công tác kiểm sát; có phẩm chất đạo đức, có vốn sống, biết nhìn xa trông rộng, gần gũi và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ, Kiểm sát viên, sâu sát với công việc, biết nhìn nhận, đánh giá một cách quan và công minh để phân loại và bồi dưỡng hoặc chọn ra được các cán bộ, Kiểm sát viên tốt; biết bố trí, sắp xếp nhân lực một cách khoa học, như vậy mới tận dụng được nguồn lực một cách tối đa. Không chỉ chăm lo công tác quản lý, điều hành mà các lãnh đạo VKS trước hết phải là những Kiểm sát viên tốt, có kiến thức pháp lý, có tay nghề vững vàng, biết quản lý và trực tiếp điều hành tốt các công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình, chỉ đạo kịp thời và chính xác công tác giải quyết án nhưng cũng không chỉ đơn thuần quản lý và chỉ đạo mà phải thường xuyên trực tiếp thực hiện các thao tác nghiệp vụ như:

định kỳ kiểm tra nhà tạm giữ, chủ trì và cho ý kiến quyết định tại các cuộc họp phân loại với các cơ quan tư pháp khác cùng cấp, tham gia khám nghiệm hiện trường, bám án nhất là các vụ án phức tạp để chỉ đạo kịp thời và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trực tiếp và thường xuyên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án cụ thể…, "cọ xát" với thực tiễn đa dạng và phong phú để không những bị mai một mà nghiệp vụ ngày càng tinh thông…

Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả của công tác chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo VKS lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng công tác tham mưu của các Kiểm sát viên - những chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động thực hành quyền công tố. Vì vậy, cần đồng thời vừa đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất lại vừa đảm bảo phát huy được tính chủ động và sáng tạo của các Kiểm sát viên. Muốn vậy, trong quy chế nghiệp vụ của mỗi đơn vị cần phải có sự phân định cụ thể quyền và trách nhiệm cho các cán bộ, Kiểm sát viên để nhằm vừa tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực, sở trường và sự độc lập, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong công việc, vừa tránh tư tưởng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, ỷ lại vào cấp trên vì viện lý do thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất một cách máy móc, vừa đảm bảo được tối đa nguyên tắc tập trung thống nhất. Đó cũng chính là quan điểm chỉ đạo và là những yêu cầu, nhiệm vụ mà các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp đặt ra. "Tăng quyền hạn, trách nhiệm tố tụng của Kiểm sát viên…để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng". Có một vấn đề quan trọng không thể không đề cập đến trong công tác của các lãnh đạo VKS là phải sâu sát, có sự theo dõi thường xuyên, có hệ thống, đánh giá một cách thoả đáng và công minh đối với mỗi cá nhân cụ thể nhất là thông qua công việc. Bởi qua đó, con người bộc lộ một cách rõ nét nhất khả năng, tính cách và phẩm chất của mình; trên cơ sở đó cần phải có sự thưởng phạt nghiêm minh. Có như vậy mới phát huy được các nhân tố tích cực, dần dần loại bỏ các yếu tố tiêu cực.

Xét cả về mặt lý luận và thực tiễn, một trong các yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác thực hành quyền công tố của các VKSND cấp huyện là chất lượng của công tác chỉ đạo của VKS cấp trên với các VKS cấp dưới. Song, trên thực tế, công tác này chưa được làm thường xuyên và hiệu quả chưa cao, mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các vụ việc riêng lẻ hoặc do các đơn vị cấp huyện thỉnh thị, hoặc VKS cấp trên nắm bắt được qua các báo cáo của các đơn vị VKS cấp dưới. Vậy, để VKS cấp trên nắm bắt được một cách đầy đủ các vấn đề vướng mắc và có sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời nhất là về mặt nghiệp vụ thì yêu cầu đặt ra là một mặt các VKS cấp huyện phải làm tốt công tác báo cáo thống kê định kỳ và báo cáo các vụ việc xảy ra có vướng mắc trên tinh thần trung thực, cầu thị. Mặt khác, các VKS cấp trên cần tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra đối với cấp dưới kể cả định kỳ và bất thường, bởi thông qua đó sẽ phát hiện được các vấn đề thiếu sót thậm chí sai phạm để chỉ đạo, hướng dẫn, chấn chỉnh kịp thời. Các vụ việc, các vấn đề cần phải rút kinh nghiệm mà VKS cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới cần được phổ biến để rút kinh nghiệm chung; phải làm tốt công tác tập huấn nghiệp vụ cho các VKS cấp dưới về các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ; phải tăng cường sơ kết và tổng kết công tác chuyên môn và cần nghiên cứu để có các đề tài khoa học sát thực, huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của các VKS cấp cơ sở để tổng kết thực tiễn, tìm ra các vấn đề vướng mắc. Trên cơ sở đó, hướng dẫn hoặc kiến nghị với liên ngành Trung ương có hướng dẫn cụ thể.

Một trong các lý do để nhất thiết phải đổi mới và nâng cao vai trò của công tác chỉ đạo, điều hành trong công tác thực hành quyền công tố là bởi thực tiễn hoạt động giải quyết án hình sự cho thấy hiệu quả của việc chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo trong hoạt động thực hành quyền công tố, có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hiệu quả của mối quan hệ phối hợp giữa các VKS cấp huyện với các cơ quan chức năng ở cấp huyện. Thực tiễn cho thấy, nhiều

khi những vướng mắc có ảnh hưởng không tốt đến sự phối hợp giữa Kiểm sát viên với các Điều tra viên, giữa VKS với các cơ quan tư pháp khác không phải do xuất phát từ những lỗ hổng của pháp luật mà là từ những vướng mắc trong nhận thức và hành động của các cá nhân được giao tiến hành tố tụng, trong việc thể hiện bản lĩnh nghiệp vụ và uy tín của lãnh đạo

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Nhân dân cấp Huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)