trường kiên định cộng với phương pháp làm việc vừa linh hoạt, mềm mỏng vừa kiên quyết, dám quyết, dám chịu trách nhiệm của các lãnh đạoVKS vừa là chỗ dựa tinh thần vững chắc, là niềm tin cho các Kiểm sát viên, các Điều tra viên khi thực thi công vụ, cũng vừa chính là thể hiện uy tín và vai trò của VKS trong TTHS.
3.2.5. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện cấp huyện
Mặc dù là cơ quan có vị trí, chức năng đặc biệt trong hệ thống các cơ quan tư pháp, song, việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của VKS chỉ có thể thực hiện được khi đặt nó trong mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Trong giai đoạn điều tra, đó là mối quan hệ giữa VKS và Cơ quan điều tra trong giải quyết các vụ án hình sự. Đây là mối quan hệ độc lập dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật về sự ràng buộc, sự chế ước giữa hai bên trong các hoạt động chức năng suốt quá trình điều tra, cùng hướng tới mục đích chung là bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Nhà nước và xã hội. Các mối quan hệ đó có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình giải quyết các vụ án hình sự trong nhận thức đó, thái độ và sự tuân thủ pháp luật, chất lượng của công tác thực hiện chức năng của Cơ quan điều tra và các Điều tra viên - những người trực tiếp tiến hành hoạt động tố tụng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS cấp huyện thì phải đồng thời quan tâm đến chất
lượng của công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra, của các Điều tra viên. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình điều tra, không phải lúc nào giữa cơ quan VKS và Cơ quan điều tra cũng đạt được sự thống nhất trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và khách quan: do mặt bằng kiến thức khác nhau dẫn đến việc nhận thức và áp dụng các quy định của pháp luật khác nhau; do pháp luật chưa đồng bộ và thống nhất, còn nhiều khe hở, việc hướng dẫn chưa kịp thời và đầy đủ; do biên chế của Cơ quan điều tra còn mỏng, chất lượng của các Điều tra viên còn hạn chế và chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, có một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng và hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra cần được quán triệt và khắc phục đó là nhận thức sai lệch của chính các Điều tra viên, các Kiểm sát viên về mối quan hệ giữa VKS với Cơ quan điều tra: Mặc dù pháp luật quy định VKS có vai trò quyết định, nhưng như vậy không có nghĩa là các Điều tra viên, Cơ quan điều tra chỉ thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo yêu cầu của VKS và chỉ khi VKS có yêu cầu, các Kiểm sát viên giám sát các hoạt động tố tụng của các Điều tra viên còn bản thân mình thì có thể tuỳ ý, tuỳ tiện khi thi hành công vụ mà trái lại, hơn ai hết chính các Kiểm sát viên trước hết phải tự mình là những tấm gương tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật; trường hợp ngược lại thì phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Thống nhất nhận thức như vậy mới tránh được tư tưởng "quyền anh, quyền tôi", tránh lạm dụng hoặc tuyệt đối hoá chức năng nhiệm vụ của VKS, khắc phục quan điểm sai lầm cho rằng hoạt động của Cơ quan điều tra chỉ là thực hiện các yêu cầu của VKS dẫn đến hoặc thiếu chủ động và độc lập hoặc ỷ lại trông chờ hay né tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thi hành công vụ.
Do vậy, cần phải có kế hoạch chiến lược để giải quyết và tháo gỡ các vấn đề về bất cập nêu trên ở tầm vĩ mô như: tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ Điều tra viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Cơ
quan điều tra cấp huyện, ban hành các văn bản pháp luật quy định rõ ràng và cụ thể các căn cứ cho hành vi của từng chủ thể này trong giai đoạn điều tra, phân định trách nhiệm cụ thể trong từng trường hợp.