- Cần sửa đổi một số Điều của Nghị định 163/2006 đồng thời có các văn bản hƣớng dẫn thi hành để việc áp dụng đƣợc thống nhất.
- Cần có quy định hƣớng dẫn về mẫu hợp đồng bảo đảm một cách thống nhất. Trong đó, cần quy định cụ thể về giá bán tài sản, cách xác định giá, ngƣời có quyền xác định giá bán, nghĩa vụ của khách hàng/bên bảo đảm trong việc bán tài sản theo thỏa thuận khi cần xử lý tài sản để thu hồi nợ. Đồng thời, cần quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc thực hiện thủ tục chuyển và đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản xử lý.
- Cần có quy định để hƣớng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến việc ngƣời nhận bảo đảm phải mua nơi ở mới cho ngƣời bị xử lý TSBĐ là nhà ở trong trƣờng hợp ngƣời đó không còn nơi ở khác. Bao gồm: Số tiền tối thiểu mà bên nhận bảo đảm phải bỏ ra để mua nơi ở mới cho ngƣời bảo đảm; bên nhận bảo đảm chỉ phải mua nơi ở mới cho ngƣời bảo đảm trong trƣờng hợp bên bảo đảm không có nơi ở mới và không còn khả năng tài sản để tạo lập nơi ở mới; nếu bên nhận bảo đảm là TCTD thì cần có quy định về việc hạch toán chi phí mua nơi ở mới, kinh phí đó đƣợc trích từ nguồn vốn nào.
- Cần có văn bản hƣớng dẫn để tạo sự tƣơng thích giữa quy định của pháp luật hình sự với pháp luật dân sự về việc tịch thu TSBĐ trong trƣờng hợp sau khi đƣa tài sản vào bảo đảm theo biện pháp thế chấp, ngƣời bảo đảm lại dùng tài sản đó làm phƣơng tiện phạm tội.
- Nên cho phép các TCTD đƣợc quyền dùng khoản nợ mà khách hàng vay là doanh nghiệp không trả đƣợc nợ khi đến hạn để góp vốn vào chính doanh nghiệp đó với tỉ lệ vốn góp của các TCTD không bị hạn chế ở mức 11% (tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tin dụng) nhằm mục đích thông qua việc góp vốn này để khắc phục khả năng tài chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.