Từ việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành quy định về giao dịch bảo đảm nói chung và xử lý TSBĐ nói riêng, đồng thời, qua tìm hiểu thực tiễn hoạt động xử lý TSBĐ tại các TCTD, tác giả nhận thấy một số bất cập và khó khăn, vƣớng mắc sau đây:
Từ việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành quy định về giao dịch bảo đảm nói chung và xử lý TSBĐ nói riêng, đồng thời, qua tìm hiểu thực tiễn hoạt động xử lý TSBĐ tại các TCTD, tác giả nhận thấy một số bất cập và khó khăn, vƣớng mắc sau đây:
- Các quy định liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong các văn bản pháp luật hiện hành còn thiếu sự thống nhất
Điều 68 Luật Đất đai quy định: Trong trƣờng hợp không có thỏa thuận về phƣơng thức xử lý thì tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đƣợc bán đấu giá [5], trong khi đó, Điều 721 Bộ luật dân sự quy định:
Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp đƣợc xử lý theo thoả thuận; nếu không có thỏa thuận hoặc không xử lý đƣợc theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại Toà án [6].
Sự xung đột này giữa hai văn bản pháp luật dẫn đến một tình trạng thực tế là khi TCTD yêu cầu bán đấu giá TSBĐ để thu hồi nợ thì có địa phƣơng, Trung tâm bán đấu giá tài sản không chấp nhận yêu cầu của các TCTD khi không có sự đồng ý của ngƣời có tài sản hoặc chƣa có bản án có hiệu lực của Tòa án (căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự) nhƣng có địa phƣơng thì Trung tâm bán đấu giá tài sản chấp nhận yêu cầu bán đấu giá nếu TCTD có bằng chứng về việc tài sản đó là TSBĐ một cách hợp pháp và thời hạn xử lý tài sản đã đến.