0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Khái niệm chung về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 37 -37 )

Các biện pháp bảo đảm tiền vay đều có mục đích là bảo đảm việc trả nợ của bên vay để đáp ứng quyền thu hồi vốn vay của bên cho vay. Vì vậy, khi đến thời hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ này hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thì bên nhận bảo đảm (bên cho vay) có quyền xử lý tài sản để thu hồi vốn cho vay.

Trong thực tế, khi xử lý TSBĐ để thu hồi vốn khi bên vay không trả đƣợc nợ, các TCTD thƣờng phải phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của bên bảo đảm vì đa phần các TSBĐ là các bất động sản có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng. Khi TCTD muốn bán tài sản đó cho ngƣời thứ ba để thu tiền khấu trừ nợ vay thì phần lớn các chủ tài sản (là bên bảo đảm) thƣờng có thái độ bất hợp tác. Vì thế việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua gặp rất nhiều

163/2006 đã quy định trong các trƣờng hợp này thì Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hoặc chứng nhận quyền sử dụng sẽ đƣợc thay thế bằng hợp đồng bảo đảm, nhƣng thực tế thì các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền vẫn không thực hiện việc đăng ký và chuyển quyền sở hữu/quyền sử dụng cho bên mua nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu. Vì vậy, để có thể xử lý đƣợc tài sản để thu hồi vốn vay, các TCTD thƣờng phải đi theo con đƣờng tố tụng và phải chờ khi Tòa giải quyết xong, Bản án có hiệu lực pháp luật mới có thể yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện bán đấu giá tài sản để thi hành án. Quá trình xét xử của các cấp Tòa án và quá trình thực hiện việc thi hành án là một quãng thời gian khá dài đã gây nên nhiều thiệt thòi cho các TCTD.

Nghị định 163/2006 đã có quy định về nhiều phƣơng thức khác nhau và cho phép bên cho vay có quyền lựa chọn một trong các phƣơng thức đó để xử lý tài sản nhƣ: Tự nhận TSBĐ để khấu trừ nợ vay; tự bán TSBĐ cho ngƣời thứ ba; yêu cầu bán đấu giá tài sản. Vì vậy, một cách chung nhất, có thể đƣa ra khái niệm về xử lý TSBĐ nhƣ sau:

Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là việc bên cho vay (đồng thời là bên nhận bảo đảm) thực hiện một trong các phƣơng thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch bảo đảm tiền vay đã quy định nhằm qua đó để thu hồi vốn đã cho vay.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 37 -37 )

×