Pháp luật dân sự cho phép bên nhận bảo đảm xử lý tài sản để bảo đảm việc thu hồi vốn, nhƣng mặt khác, việc xử lý TSBĐ phải đảm bảo tính công bằng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm. Vì vậy, việc xử lý TSBĐ phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Chỉ đƣợc xử lý tài sản khi có một trong các căn cứ theo quy định
Thứ nhất, đến hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm mà bên có nghĩa vụ
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo nguyên tắc này thì bên nhận bảo đảm chỉ đƣợc xử lý tài sản của bên bảo đảm nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, khi xử lý TSBĐ
theo nguyên tắc này, cần phân biệt giữa trƣờng hợp bên bảo đảm chính là bên có nghĩa vụ trong Hợp đồng vay vốn (bên vay) với trƣờng hợp bên bảo đảm là ngƣời thứ ba (không phải là ngƣời có nghĩa vụ trong hợp đồng vay vốn) để xác định thời điểm xử lý TSBĐ cho phù hợp với quy định của pháp luật. (Hai trƣờng hợp này chúng tôi xin đƣợc trình bày rõ hơn trong mục 2.1.1. Chƣơng II của bản luận văn này).
Thứ hai, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đƣợc bảo đảm trƣớc
thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Dự phòng và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra dẫn đến khả năng khó thu hồi vốn, các TCTD luôn xác định trong hợp đồng tín dụng về việc sẽ chấm dứt hợp đồng và thu hồi vốn trƣớc thời hạn nếu bên vay vi phạm hợp đồng (có thể vi phạm sự thỏa thuận trong hợp đồng, có thể vi phạm quy định của pháp luật). Trong trƣờng hợp này, Hợp đồng tín dụng đƣợc coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vay nhận đƣợc thông báo của bên cho vay về việc chấm dứt hợp đồng tín dụng và bên vay phải trả nợ theo thời hạn mà bên cho vay đã ấn định, theo đó, bên vay phải trả nợ vay trƣớc thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, pháp luật quy định TSBĐ phải đƣợc xử lý để bên bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ khác.
Theo căn cứ này thì khi TSBĐ phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì bên nhận bảo đảm (TCTD) đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên thanh toán nợ vay từ số tiền thu đƣợc từ việc xử lý TSBĐ theo nguyên tắc ƣu tiên thanh toán trong xử lý TSBĐ đã đƣợc quy định trong Bộ luật dân sự và Nghị định 163/2006.
- Việc xử lý TSBĐ đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của các bên
Trong trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo thoả thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm (thỏa thuận này có thể đƣợc xác định trong hợp đồng bảo đảm, có thể do hai bên thỏa thuận trƣớc khi xử lý tài sản); nếu không có thoả thuận thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Trong trƣờng hợp tài sản đƣợc dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận đƣợc thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Việc xử lý TSBĐ phải đƣợc thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan
Nguyên tắc này đòi hỏi bên xử lý TSBĐ trƣớc khi xử lý tài sản phải thực hiện đầy đủ các thủ tục một cách công khai. Trong trƣờng hợp bên bảo đảm dùng nhiều tài sản khác nhau để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vay thì khi xử lý TSBĐ, bên nhận bảo đảm chỉ đƣợc xử lý số tài sản cần thiết tƣơng ứng với giá trị của nghĩa vụ đƣợc bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên bảo đảm thì phải bồi thƣờng thiệt hại.
- Ngƣời xử lý TSBĐ
Ngƣời xử lý TSBĐ là ngƣời có quyền định đoạt tài sản của ngƣời bảo đảm nhằm đảm bảo việc thu hồi nợ của bên cho vay. Ngƣời xử lý TSBĐ có thể là chính bên nhận bảo đảm, có thể là ngƣời do bên nhận bảo đảm ủy quyền. Nếu phƣơng thức xử lý tài sản là tự bán tài sản hoặc nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì ngƣời xử lý TSBĐ chính là bên nhận bảo đảm. Nếu TSBĐ đƣợc xử lý thông qua bán đấu giá thì tổ chức bán đấu giá là ngƣời xử lý TSBĐ.
Trƣớc khi xử lý TSBĐ, ngƣời xử lý tài sản phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý TSBĐ cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ đƣợc lƣu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Khi thông báo về việc xử lý TSBĐ, ngƣời xử lý TSBĐ phải thông báo đầy đủ các nội dung:
i) Lý do xử lý tài sản; ii) Nghĩa vụ đƣợc bảo đảm; iii) Mô tả tài sản;
iv) Phƣơng thức, thời gian, địa điểm xử lý TSBĐ.
Đối với TSBĐ có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì ngƣời xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
- Thời hạn xử lý TSBĐ
TSBĐ đƣợc xử lý trong thời hạn do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì ngƣời xử lý tài sản có quyền quyết định về thời hạn xử lý, nhƣng không đƣợc trƣớc bảy ngày đối với động sản hoặc mƣời lăm ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý TSBĐ, trừ trƣờng hợp TSBĐ có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị nhƣ quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn.
CHƢƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG