Cho đến thời điểm này, các Bộ luật dân sự của các quốc gia trên thế giới đều chƣa có quy định về tài sản với góc độ là một khái niệm mà chỉ xác định tài sản theo dạng liệt kê hoặc phân loại. Chẳng hạn:
- Bộ luật dân sự của Tiểu bang Louisana (Hoa Kỳ) đã xác về định tài sản tại Điều 448 nhƣ sau: Tài sản đƣợc phân chia thành tài sản chung, tài sản
công và tài sản tƣ, tài sản hữu hình và tài sản vô hình, động sản và bất động sản;
- Bộ luật dân sự Liên bang Nga 1994 đã xác định tài sản tại Điều 128 nhƣ sau: Thuộc về đối tƣợng của các quyền dân sự phải đƣợc nhắc đến là vật, trong số đó bao gồm tiền và giấy tờ có giá và cũng bao gồm các loại tài sản khác, nhƣ các quyền tài sản, công việc và dịch vụ, thông tin, kết quả của hoạt động trí tuệ, bao gồm quyền loại trừ đối với chúng (quyền sở hữu trí tuệ); những giá trị phi vật chất;
- Bộ luật dân sự Québec (Canađa) xác định tài sản tại Điều 899: Tài sản dù hữu hình hay vô hình đều đƣợc phân chia thành bất động sản và động sản [4].
Bởi luật thực định không định nghĩa về tài sản ở dạng khái niệm nên về học thuật có rất nhiều quan điểm khác nhau về tài sản. Do đó, chỉ có thể hình dung ra khái niệm về tài sản sau khi đã xem xét các loại tài sản và cách phân loại tài sản trong quy định của luật thực định. Nói cách khác, nếu không có sự liệt kê về tài sản và phân loại tài sản sẽ không có khái niệm về tài sản.
Ở Việt Nam, tài sản đƣợc xác định một cách cơ bản trong Bộ luật dân sự và đƣợc cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn. Điều 163, Bộ luật dân sự đã xác định: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản [6].
Theo xác định trên, tài sản bao gồm các loại sau đây:
- Tài sản là các vật: Đây là tài sản ở dạng vật thể, có thể cầm nắm, cân đong, đo đếm đƣợc (Luật La mã gọi loại tài sản này “Vật chất liệu”), có thể là vật đƣợc khai thác từ tự nhiên nhƣ khoáng sản, hải sản, thuỷ sản hoặc do con ngƣời tạo ra từ lao động nhƣ ngôi nhà, cỗ máy, xe hơi. Nhƣ vậy, tài sản là vật bao gồm tất cả các đồ vật và sinh vật và là những tài sản hữu hình.
- Tài sản là tiền: Là một phƣơng tiện thanh toán đa năng do Nhà nƣớc phát hành có giá trị lƣu hành đối với quốc gia đó và có thể với các quốc gia khác. Tiền bao giờ cũng đƣợc xác định theo mệnh giá và đƣợc thể hiện trên một chất
liệu nhất định, Vì vậy, ở một góc độ nào đó thì tiền cũng là loại tài sản “vật chất liệu” (theo cách phân loại của Luật Lamã).
- Tài sản là giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác. Giấy tờ có giá bao gồm các thuộc tính sau:
i) Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; ii) Trị giá đƣợc bằng tiền;
iii) Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lƣu dân sự. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá đƣợc thành tiền và đƣợc phép giao dịch.
Giấy tờ có giá là một loại tài sản, có thể mua bán, cầm cố, thế chấp, chiết khấu. Vì vậy, cần phân biệt sự khác nhau giữa giấy tờ có giá với chứng chỉ nói chung và chứng chỉ tiền gửi nói riêng bởi các loại chứng chỉ chỉ là một chứng thƣ đơn thuần, không trị giá đƣợc thành tiền và không trao đổi, mua bán đƣợc.
- Tài sản là quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền trị giá đƣợc bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ (Điều 181 Bộ luật dân sự). Quyền tài sản hiểu theo nghĩa chung là quyền của một chủ thể nhất định đối với các lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần. Bao gồm:
i) Các quyền đƣợc thiết lập trên tài sản nhƣ quyền sử dụng đối với ngôi nhà, quyền thu hoa lợi từ một tài sản, quyền sử dụng đất;
ii) Các quyền đối với ngƣời khác nhƣ quyền đòi nợ;
iii) Các quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo (quyền sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên, trong các quyền tài sản nói trên thì chỉ những quyền tài sản nào có đủ hai thuộc tính là trị giá đƣợc thành tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự mới là tài sản.
Tóm lại, các tài sản phải bao hàm các thuộc tính sau:
i) Thuộc quyền sở hữu của một chủ thể nhất định; ii) Đáp ứng nhu cầu tinh thần hoặc vật chất cho chủ thể;
iii) Trị giá đƣợc thành tiền;
iv) Khi chúng không còn tồn tại thì quyền sở hữu bị chấm dứt.
Việc đƣa ra một khái niệm khoa học về tài sản là một công việc tƣơng đối khó, nhất là trong điều kiện pháp luật chỉ quy định về tài sản theo phƣơng pháp liệt kê và còn có quá nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau về tài sản. Tuy nhiên, từ việc xem xét tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự và phân tích các yếu tố về tài sản nhƣ trên, tác giả mạnh dạn đƣa ra khái niệm sau (mặc dù có thể chƣa hoàn chỉnh):
Tài sản là các vật thể hoặc phi vật thể có thể trị giá được, đáp ứng nhu cầu vật chất hoặc tinh thần cho con người và thuộc quyền sở hữu của một chủ thể nhất định khi chúng còn tồn tại.