Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong một số trƣờng hợp cụ thể

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 56)

TSBĐ bao gồm nhiều loại với tính chất, tình trạng pháp lý khác nhau. Vì vậy, theo quy định của Nghị định 163/2006, cần chú ý một số trƣờng hợp cụ thể sau đây:

2.1.3.1.Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là bất động sản

Bất động sản đƣợc dùng để bảo đảm tiền vay tại các TCTD thƣờng là nhà ở, quyền sử dụng đất, các tài sản khác gắn liền với đất. Trong trƣờng hợp tài sản đó đƣợc xử lý theo các phƣơng thức đã thỏa thuận và có sự hợp tác của bên bảo đảm thì các bên thực hiện việc mua bán, chuyển nhƣợng tài sản theo quy định của pháp luật. Nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận đƣợc phƣơng thức xử lý tài sản thì các tài sản này đƣợc đem bán đấu giá hoặc bên nhận bảo đảm khởi kiện trƣớc Tòa án. Trong trƣờng hợp chỉ bảo đảm tiền vay bằng tài sản gắn liền với đất mà không bảo đảm bằng quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, ngƣời mua, ngƣời nhận chính tài sản gắn liền với đất đó đƣợc tiếp tục sử dụng đất. Ngƣời mua TSBĐ, ngƣời nhận các TSBĐ nói trên đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Về việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, Điều 70 Nghị định số 163/2006 quy định: Trƣờng hợp việc chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu hoặc hợp đồng mua bán với chủ sở hữu thì hợp đồng bảo đảm sẽ đƣợc dùng thay thế cho các loại giấy tờ này [2]. Đây là một quy định rất hợp lý nhằm giải quyết tình trạng mà TCTD thƣờng hay gặp và phải tốn kém nhiều công sức, thời gian để tháo gỡ - đó là khi chủ TSBĐ bất hợp tác trong việc hoàn thiện hồ sơ chuyển nhƣợng TSBĐ. Tuy nhiên trong thực tế khi triển khai đối với TSBĐ là bất động sản, TCTD cũng

chƣa thực hiện đƣợc việc chuyển quyền này vì các cơ quan quản lý chƣa có sự thừa nhận và triển khai áp dụng đồng bộ quy định nói trên.

2.1.3.2. Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là động sản, giấy tờ có giá, vận đơn, thẻ tiết kiệm

Trong trƣờng hợp TSBĐ là động sản mà các bên không có thoả thuận về phƣơng thức xử lý TSBĐ, thì TSBĐ đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Riêng đối với TSBĐ có thế xác định đƣợc giá cụ thể, rõ ràng trên thị trƣờng thì ngƣời xử lý tài sản đƣợc bán theo giá thị trƣờng mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có). Nếu động sản đó là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm là các căn cứ pháp lý để thực hiện thủ tục chuyển và đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản cho ngƣời mua.

Trong trƣờng hợp TSBĐ là trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm thì việc xử lý các tài sản này đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu, giấy tờ có giá khác và thẻ tiết kiệm.

Nếu TSBĐ là vận đơn thì bên nhận bảo đảm tiền vay bằng vận đơn có quyền xuất trình vận đơn theo thủ tục đƣợc pháp luật quy định để thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hoá ghi trên vận đơn đó. Việc xử lý hàng hoá ghi trên vận đơn đƣợc thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc đƣợc bán đấu giá (nếu các bên không có thỏa thuận). Nếu hàng hóa đó có thế xác định đƣợc giá cụ thể, rõ ràng trên thị trƣờng thì ngƣời xử lý tài sản đƣợc bán theo giá thị trƣờng mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, nhƣng phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Trong trƣờng hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là ngƣời có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm đƣợc bù trừ khoản tiền đó.

2.1.3.3.Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản hình thành trong tƣơng lai

Điều 8, Nghị định số 163/2006 quy định:

đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chƣa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý [2]. Là tài sản hình thành trong tƣơng lai nên tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, rõ ràng tài sản đƣợc xem là chƣa hình thành (tài sản hiện hữu) hoặc đang thuộc về sở hữu của ngƣời khác (quyền tài sản). Giả sử rằng, giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai đã đƣợc xác lập, nhƣng tại thời điểm nghĩa vụ của bên bảo đảm phát sinh, quyền sở hữu tài sản của bên bảo đảm vẫn chƣa xác lập, lúc này bên nhận bảo đảm chƣa thể có đƣợc quyền gì đối với tài sản ấy? Thực tế cho thấy rủi ro xảy đến với các TCTD trong việc xử lý các tài sản bảo đảm loại này là rất khó khăn khi các bên bảo đảm cố tình hoặc vì nhiều lý do khách quan không hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu.

Nhƣ vậy, nếu chỉ dừng lại với các quy định trên của Nghị định số 163/2006, thì bên nhận bảo đảm chƣa đƣợc đảm bảo an toàn về pháp lý vì giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tƣơng lai dù có đƣợc xác lập hợp pháp, nhƣng việc TCTD xử lý đƣợc TSBĐ trong trƣờng hợp này vẫn chƣa rõ ràng nên cần có văn bản hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 163/2006 một cách cụ thể nhằm tạo ra một cách hiểu và một cơ chế khả thi trong thực tiễn.

2.1.3.4.Xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ

Trong trƣờng hợp tiền vay đƣợc bảo đảm bằng quyền đòi nợ thì TCTD có quyền yêu cầu ngƣời thứ ba là ngƣời có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho ngƣời đƣợc uỷ quyền. Khi thực hiện quyền yêu cầu này TCTD phải chứng minh quyền đƣợc đòi nợ của mình đối với khoản nợ đó trƣớc ngƣời có nghĩa vụ trả nợ thông qua các căn cứ là hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay đƣợc ký kết giữa TCTD đó với chủ nợ. Trong thực tế, TCTD ít khi nhận TSBĐ là quyền đòi nợ vì việc đòi đƣợc nợ đối với con nợ của khách hàng còn phức tạp hơn rất nhiều so với việc đòi nợ của khách hàng, nhất là trong trƣờng hợp hồ sơ nhận thế chấp quyền đòi nợ nếu không chặt chẽ có thể dẫn đến việc TCTD sau quá trình xử lý không thu hồi đƣợc nợ của cả khách hàng và con nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)