0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thu hồi vốn vay thông qua phƣơng thức mua, bán nợ

Một phần của tài liệu XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

Ngoài việc xử lý TSBĐ để thu hồi vốn, các TCTD còn đƣợc quyền bán khoản nợ của khách hàng vay cho ngƣời thứ ba để thu hồi vốn, các TSBĐ của khoản nợ theo đó có thể đƣợc chuyển giao từng phần hoặc toàn bộ cho bên mua nợ.

Mua, bán nợ là việc chuyển nhƣợng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

Việc mua bán nợ giữa TCTD với các tổ chức và cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài có nhu cầu mua khoản nợ từ bên bán nợ, để trở thành chủ sở hữu mới của khoản nợ đƣợc thực hiện dƣới hình thức Hợp đồng mua bán nợ. Trong đó, các bên phải xác định cụ thể về các vấn đề nhƣ: Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng mua, bán nợ. Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan tới khoản nợ đƣợc mua, bán. Giá trị khoản nợ đƣợc mua, bán tại thời điểm giao dịch. Giá mua, bán nợ và phƣơng thức thanh toán. Các hình thức bảo đảm cho khoản nợ đƣợc mua, bán. Thời hạn hiệu lực của việc mua, bán nợ. Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ. Phƣơng thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ khoản nợ đƣợc mua, bán. Khoản nợ mà TCTD đƣợc bán là khoản nợ mà TCTD đó đã cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang còn dƣ nợ hoặc đang đƣợc theo dõi ngoại bảng. TCTD phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng vay và các bên có liên quan khác biết về việc ký kết hợp đồng mua, bán nợ.

Giá trị khoản nợ đƣợc mua, bán là tổng giá trị nợ gốc, nợ lãi (kể cả lãi phạt) và các chi phí khác liên quan đến khoản nợ (nếu có) tại thời điểm mua, bán nợ. Tuy nhiên, các bên (Bên bán nợ và bên mua nợ) có thể thỏa thuận về việc chỉ mua bán một phần hoặc toàn bộ khoản nợ đó.

Giá mua, bán nợ là số tiền bên mua nợ phải thanh toán cho bên bán nợ theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua, bán nợ. Tuy nhiên, đối với các khoản nợ thuộc Nhóm 1 theo quy định hiện hành của TCTD Nhà nƣớc về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động

TCTD của các TCTD, thì giá mua, bán nợ không đƣợc thấp hơn giá trị khoản nợ đƣợc mua, bán.

Kể từ thời điểm hợp đồng mua bán nợ có hiệu lực, TCTD bán nợ có các quyền sau đây:

- Nhận tiền thanh toán của bên mua nợ theo giá mua, bán nợ đã đƣợc các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;

- Chuyển giao đầy đủ và đúng hạn toàn bộ hồ sơ khoản nợ và quyền đối với các bảo đảm cho khoản nợ đƣợc mua, bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ;

- Thanh toán khoản nợ cho bên mua nợ khi bên mua nợ không thu hồi đƣợc khoản nợ đã mua theo thỏa thuận trong trƣờng hợp bán nợ có truy đòi;

- Thanh toán các chi phí (cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;

- Chuyển giao TSBĐ cho khoản nợ (nếu có) và hoàn tất thủ tục pháp lý chuyển giao quyền chủ nợ và các quyền khác cho bên mua nợ theo quy định của pháp luật;

Đồng thời, bên mua nợ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Kế thừa đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ đã mua, quyền và nghĩa vụ đối với các bên tham gia bảo đảm cho khoản nợ;

- Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao toàn bộ hồ sơ và hoàn tất các thủ tục chuyển giao quyền chủ nợ đối với bên nợ, các bên bảo đảm cho khoản nợ theo hồ sơ mua, bán nợ và các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ cho bên mua nợ;

- Truy đòi thanh toán đối với bên bán nợ khi bên mua nợ không thu hồi đƣợc khoản nợ đã mua theo thỏa thuận nếu khoản nợ đó là bán nợ có truy đòi;

- Khởi kiện bên bán nợ, bên nợ và các bên có liên quan vi phạm các cam kết;

- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn số tiền theo giá mua, bán nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ;

- Thanh toán các chi phí (cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán nợ.

Một phần của tài liệu XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (Trang 58 -58 )

×