Tác giả viết đề cương thực hiện tác phẩm và chương trình truyền hình

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 60)

- Tiêu đề gợi cảm xúc

a) Tác giả viết đề cương thực hiện tác phẩm và chương trình truyền hình

có trách nhiệm căn cứ vào các yếu tố sau:

- Tính chính trị - tư tưởng và tính mới của tác phẩm - Tính logic của bố cục tác phẩm

- Tính logic của bố cục chương trình - Tính quy định của thời lượng

- Tính hiệu quả của hình ảnh và âm thanh - Tính phù hợp trong hình thức thể hiện.

4.3.4. CÁC CÔNG ĐOẠN BIÊN TẬP VÀ PHƢƠNG PHÁP BIÊN TẬP TẬP

a) Tác giả viết đề cương thực hiện tác phẩm và chương trình truyền hình truyền hình

- Phóng viên biên tập viết đề cương thông báo cho Ban biên tập biết nội dung tác phẩm hoặc chương trình truyền hình mà mình dự kiến thực hiện, hoặc thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên.

- Đây là lọai văn bản viết trên giấy, có nội dung tóm tắt về những yếu tố như:

* Mục đích - yêu cầu thực hiện tác phẩm hoặc chương trình truyền hình.

* Chủ đề, tổng thời lượng.

* Đối tượng phản ánh thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin của chương trình.

* Một số yêu cầu liên quan đến công tác tổ chức như: đề xuất êkíp, dự trù kinh phí, yêu cầu bố trí phương tịên tác nghiệp…

b) Viết kịch bản phân cảnh.

Kịch bản phân cảnh là hình dạng chung cho việc chuẩn bị giai đọan ghi hình phức tạp. Nó thể hiện sự phân phối công việc cho cả một kíp làm việc và những yêu cầu cụ thể mà trƣởng êkíp đặt ra cho họ.

Các ghi chép của kịch bản phân cảnh giúp những người có trách nhiệm biết được mục đích, yêu cầu, nội dung của việc sản xuất, đồng thời các thành viên tham gia quá trình sản xuất tác phẩm có thể hình dung trước nhiệm vụ phải làm của họ trong một thời gian nhất định.

- Kịnh bản phân cảnh phân ra các trường đọan của phim, các cỡ cảnh, góc máy…; số lượng, thời lượng, nội dung các đọan phỏng vấn; dự kiến ý để viết lời bình; tổng thời lượng của phim hoàn chỉnh v.v…

- Điều chỉnh kịch bản phân cảnh sau khi ghi hình để chuẩn bị tốt cho khâu dựng phim và viết lời bình sau đó.

c) Biên tập hình ảnh

- Nhóm tác giả phải hình dung và định lượng trước số hình ảnh, các lọai âm thanh, tiếng động cần sử dụng cho tác phẩm.

- Phóng viên biên tập bắt tay với kỹ thuật viên để dựng lại băng hòan chỉnh, bằng cách có thể hoán chuyển vị trí các hình ảnh có được sau khi ghi hình; mạnh dạn cắt bỏ nhiều cảnh trùng lặp, nhiều cảnh có bố cục lỏng lẻo, rời rạc để tác phẩm không còn cảnh thừa hoặc cảnh không có nội dung rõ ràng.

- Cấy chữ và các hình ảnh khác trên tác phẩm như tựa đề, bảng tên người phát biểu, bảng biểu, sơ đồ, … tuyệt đối không được sai lỗi chính tả, đồng thời phải chính xác, bình đẳng trong khi giới thiệu họ tên, địa chỉ, chức danh, nghề nghiệp của những người phát biểu.

- Việc chọn phông chữ nào, cỡ chữ bao nhiêu cũng có những quy định nhất định, không được tùy tiện.

d) Biên tập âm thanh

- Âm thanh đồng bộ là tiêu chí chỉ ra rằng âm thanh đã được ghi cùng lúc với hình ảnh, nó xác lập tính chân thật của sự kiện, cần được tận dụng, tránh lồng ghép

- Chú ý vuốt âm thanh nhẹ nhàng ở đầu cảnh và cuối cảnh; mức âm thanh không bị dao động hỗn lọan

- Cân chỉnh âm thanh hài hòa giữa lời bình, tiếng động, nhạc nền. - Khi lồng nhạc đệm cho phim đòi hỏi có sự chọn lọc tốt, để không phá vỡ vẻ đẹp tổng thể của bức tranh sinh động phong phú của hình ảnh và âm thanh.

- Có thể cắt bỏ một phần lời nói thiếu thuyết phục, những từ đệm vô nghĩa, hoặc cắt xén bớt khi đọan phát biểu quá dài, không đúng chủ đề, nhưng không được làm sai lệch nội dung.

- Lời bình cho tác phẩm truyền hình cần có sự đầu tư nhiều bởi vì lời bình không để “thuyết minh” cho hình ảnh. Cũng không nên quan niệm hình ảnh là phương tiện “minh họa” cho lời bình. Lời bình càng gợi những ý tứ ngoại hình thì tác phẩm càng sâu sắc.

- Thông thường người ta viết 3 từ cho một giây hình, nhưng có thể ít hơn để tạo khỏang lắng cho người xem suy ngẫm.

Công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất báo chí là duyệt, chỉnh sửa tác phẩm. Khi đó êkíp gồm quay phim, phóng viên biên tập, người đọc lời bình, kỹ thuật viên cùng tham gia để nghe lãnh đạo phòng, ban, cơ quan góp ý. Những yêu cầu cụ thể về những điểm cần cắt gọt, chỉnh sửa sẽ được đại diện Ban biên tập ghi chú vào biên bản nhận xét.

Câu hỏi ôn tập và bài tập rèn luyện:

1/. Nêu đặc điểm lọai hình của báo truyền hình.

2/. Nêu các yếu tố trong ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm

thanh của truyền hình 3/. Xây dựng một kịch bản phân cảnh phóng sự.

4/. Xem một phóng sự TH và nhận xét về hình ảnh, tiếng động, lời bình… Nêu cách biên tập, sửa lỗi phù hợp.

LỜI KẾT

Nghiên cứu đặc điểm các loại hình báo chí, nghiên cứu đặc trưng hoạt động nghề báo nói chung và kỹ năng, phương pháp biên tập từng loại hình báo chí nói riêng, có thể thấy công tác biên tập báo chí là vô cùng phức tạp. Nó đòi hỏi nhiều người tham gia vào với tinh thần cộng đồng trách nhiệm cao, năng lực chuyên môn vững, với thái độ thật sự tâm huyết với nghề nghiệp và tôn trọng công chúng.

Bất kỳ những lỗi sai sót nào, dù nhỏ trong một tác phẩm báo chí, một chuyên mục, chương trình phát thanh, truyền hình… cũng đều không cho phép.

Có thể khẳng định, công tác biên tập góp phần quan trọng vào việc xây dựng chất lượng nội dung và hình thức của tờ báo, của đài phát thanh, truyền hình. Nó phản ánh rõ ràng năng lực và trách nhiệm của tác giả, của Ban biên tập và lãnh đạo các cơ quan báo chí. Vì vậy để làm tốt công tác biên tập, các biên tập viên báo chí phải ghi nhớ những điều răn sau đây:

1/ Tôn trọng

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)