Một số nguyên tắc biên tập ảnh.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 30)

- Tiêu đề gợi cảm xúc

a)Một số nguyên tắc biên tập ảnh.

- Biên tập viên ảnh báo chí phải nhận biết được câu chuyện mà người chụp ảnh diễn tả bằng hình để có thể can thiệp vào nội dung hình và lời chú thích.

- Biên tập viên ảnh báo chí phải chú ý đến những chi tiết có khả năng lôi cuốn người xem trong ảnh để có thể cắt cúp nội dung đó một cách hợp lý nhất.

- Hãy bỏ đi những phần nội dung không cần thiết trong bức ảnh - Phải khéo léo, tế nhị khi cắt cúp hình ảnh đối với con người . - Nên giữ hướng bố cục ảnh khi biên tập cắt cúp.

- Khi biên tập kỹ thuật, tránh sự can thiệp quá lộ liễu bằng các tính năng của khoa học công nghệ.

- Cần có biện pháp biên tập thích hợp đối với những bức ảnh chân dung hỗn độn hay sự sắp hàng đơn điệu.

b) Trình bày ảnh trên báo

Phải thể hiện được quan điểm chính trị và phong cách độc đáo của tờ báo.

Phải xác định được mục đích vị trí, tầm quan trọng của từng bức ảnh và chọn lựa mô thức hợp lý để đặt ảnh trong trang báo, số báo.

Tạo sự đa dạng về hình khối của ảnh trong trang (khối vuông, chữ nhật, tròn, êlíp...

Tạo độ đậm nhạt và độ tương phản của mỗi bức ảnh trong trang. Đảm bảo sự cân đối khi sắp xếp ảnh trong trang.

Trình bày ảnh để phá các thế đơn điệu trong trang.

Đặt ảnh phải có mối quan hệ với các yếu tố nội dung khác trong trang báo số báo.

Mục đích cuối cùng của việc trình bày ảnh là làm sao tăng được sự hấp dẫn về hình thức cho tờ báo đồng thời làm sáng tỏ hơn, thuyết phục hơn về những thông tin mà số báo đề cập đến.

2.3.4. CĂN CỨ ĐỂ BIÊN TẬP ẢNH

- Ảnh chưa nổi bật chủ đề - Bố cục không chuẩn

- Ảnh thiếu thông tin thời sự, thiếu tính tài liệu xác thực

- Ảnh có lỗi kỹ thuật

- Đơn điệu về mặt thể hiện - Chú thích nhầm ảnh

- Chú thích ảnh chưa đúng, chưa hay - Vị trí đặt ảnh chưa phù hợp…

2.4. TRÌNH BÀY, THIẾT KẾ TỜ BÁO

2.4.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ THUẬT TRÌNH BÀY BÁO

- Trong khi thực hiện trình bày tờ báo, luôn luôn nhớ rằng: thiết kế trang đơn giản nhưng năng động mới là thiết kế hiệu quả.

- Thiết kế trang phải nhằm vào mục đích hướng độc giả chú ý vào nội dung của trang báo và tờ báo.

2.4.2. CÁC NGUYÊN TẮC TRÌNH BÀY BÁO

Lưu ý chung:

Một tờ báo được xem là có hình thức tốt khi nó đạt được những yếu tố: bắt mắt, sắp xếp các chuyên đề, chuyên trang hợp lý, dễ theo dõi. Tờ báo phải trình bày sao cho độc giả tiết kiệm được thời gian đọc nhiều nhất.

Đối với báo, tin bài quan trọng được đặt ở trang đầu. Đối với tạp chí người ta thường đan xen bài ngắn với bài dài.

Chữ:

Cỡ chữ nên theo quy định của tờ báo, không quá nhỏ cũng không quá to; càng không nên chỗ chữ nhỏ chỗ chữ to không thống nhất.

Phông chữ không nên quá cầu kỳ. Cũng không sử dụng quá nhiều phông chữ khác nhau trong một bài báo hay một tờ báo.

Màu sắc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bố trí màu sắc các tít chính, tít phụ, ảnh minh họa phải hài hòa, lưu ý tạo điểm nhấn để gây sự chú ý đối với những bài quan trọng.

Tiêu đề (tít):

Tiêu đề còn gọi là tít. Trong một bài báo thường có tít chính và các tít phụ. Để thu hút sự chú ý, tít phải ngắn. Để giữ được ấn tượng thì tít phải độc đáo. Tít thường ít hơn 9 từ

Sapô:

Sapô xuất hiện ngay ở phía dưới tít chính và đứng riêng, nhằm mục đích tiết kiệm thời gian của độc giả khi họ muốn biết chủ đề bài báo.

Sapô thường chỉ nên dài khoảng 50 từ

Hộp thông tin (box):

Xuất hiện trong bài báo với tính cách là một bài báo phụ, hoặc là những dòng chứa đựng thông tin ít nhiều có liên quan đến chủ đề, nội dung bài báo đang đề cập.

Box chỉ nên khoảng dưới 300 từ. Một bài báo có thể có từ 1-3 box.

Là một câu, một dòng thông tin được tác giả ưng ý nhất trích nguyên văn từ bài báo. Nó có thể gợi nên sự đồng cảm của người đọc với tác giả.

Nó có khoảng 30 từ.

Ảnh :

Ảnh sử dụng trong báo chí phải có tính minh họa cao, làm tăng sự sinh động cho nội dung , gợi được sự chú ý, tăng sức hấp dẫn cho bài báo. Biên tập viên và phóng viên không nên lạm dụng tính năng của phương tiện kỹ thuật để chỉnh sửa làm sai lệch tính thời sự của ảnh báo chí.

Thường là tác giả đặt tít, sapô, chọn ảnh cho bài báo của mình, nhưng các biên tập viên có quyền thay đổi khi nó chưa đạt được sự chuẩn xác, hấp dẫn và hài hòa đối với trang báo, tờ báo.

Nhảy trang:

Trong một số trường hợp, việc bố trí các cột báo gặp khó khăn, người ta cho phép trình bày nhảy trang các bài báo.

Ngắt đọan để nhảy trang cũng phải tính đến sự phù hợp về nội dung và câu chữ, phù hợp với trang báo và tổng thể tờ báo.

Câu hỏi ôn tập Chƣơng II và bài tập rèn luyện:

1/. Trình bày đặc điểm lọai hình của báo in.

2/. Trình bày nguyên tắc biên tập văn bản báo in. 3/. Khảo sát, thu thập, phân tích lỗi về ảnh báo in. 4/. Nhận xét ƣu- nhƣợc điểm về nội dung & hình

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 30)