BIÊN TẬP BÁO PHÁT THANH

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 35)

- Tiêu đề gợi cảm xúc

BIÊN TẬP BÁO PHÁT THANH

Báo phát thanh là một lọai hình báo chí hiện đại, nó ra đời sau báo in nhưng đã nhanh chóng trở thành kênh thông tin được ưa chuộng. Người ta nhận định sự ra đời của truyền hình sẽ làm cho phát thanh khó phát triển nổi, nhưng thực tế cho thấy không hẳn như vậy. Từ trước tới nay, phát thanh vẫn có chỗ đứng của nó trong xu thế phát triển mạnh mẽ các phương tiện truyền thông hiện đại trên thế giới.

Công tác biên tập cũng là một bộ phận nghiệp vụ quan trọng, không thể thíếu đối với báo phát thanh. Do có đặc thù về công nghệ sản xuất, việc biên tập phát thanh có những nét riêng so với báo in. Nhưng nó cũng có những nét chung nhất đó là những quy định về đặc điểm của lao động nhà báo, các mối quan hệ xã hội của người biên tập, nhiệm vụ của người biên tập báo chí, đặc trưng của công tác biên tập, phương pháp biên tập văn bản …như đối với báo in.

3.1.ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA BÁO PHÁT THANH

3.1.1. PHÁT THANH LÀ TỜ BÁO SỬ DỤNG ÂM THANH TỔNG HỢP BAO GỒM LỜI NÓI, ÂM NHẠC VÀ TIẾNG ĐỘNG HIỆN HỢP BAO GỒM LỜI NÓI, ÂM NHẠC VÀ TIẾNG ĐỘNG HIỆN TRƢỜNG, TRONG ĐÓ VAI TRÒ CHÍNH YẾU LÀ LỜI NÓI.

- Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu cho người viết phát thanh.

- Lời nói trên phát thanh phải làm cho người ta nghe được, thấy được, hiểu được và xúc cảm.

3.1.2. PHƢƠNG TIỆN CHUYỂN TẢI THÔNG TIN LÀ MÁY THU THANH (RADIO). THANH (RADIO).

- Hạn chế của phát thanh so với báo in là người nghe chỉ có thể tiếp nhận thông tin một lần, với thế bị động.

- Việc lưu trữ thông tin, tài liệu thu thập từ nguồn tin tức phát thanh cũng gặp nhiều hạn chế.

3.2. ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ PHÁT THANH 3.2.1. BIÊN TẬP BẢN THẢO TÁC PHẨM 3.2.1. BIÊN TẬP BẢN THẢO TÁC PHẨM

Trong biên tập bản thảo cần lưu ý những đặc điểm của ngôn ngữ phát thanh, cách viết cho phát thanh và cách trình bày một văn bản phát thanh.

a) Ngôn ngữ phát thanh.

Ngôn ngữ là yếu tố chính văn, là phương tiện chính của phát thanh. - Ngôn từ được truyền qua giọng nói có thể giúp người ta hình dung ra những chuỗi hình ảnh trong trí tưởng tượng. Vì vậy lời bình cho phát thanh phải là dạng ngôn ngữ giao tiếp, giàu cảm xúc, phù hợp với cách nói của đông đảo thính giả.

- Đặc biệt tránh dùng thứ ngôn ngữ hành chính lạnh lùng hoặc lối thuyết giảng cao đạo mà phải sử dụng phong cách ngôn ngữ đối thọai sinh động.

- Ngôn ngữ, từ ngữ được chọn sử dụng cần có những đặc điểm sau: * Vị trí từ trong câu và cấu trúc câu theo chiều thuận.

* Ưu tiên chọn "từ" có sức chứa âm thanh...

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)