Cách viết cho phát thanh.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 37)

- Tiêu đề gợi cảm xúc

b)Cách viết cho phát thanh.

Sự đơn giản, ngắn gọn trong cách nói, cách viết là nguyên tắc chung của viết báo, đặc biệt hơn khi viết cho báo phát thanh.

- Phát thanh không quá câu nệ các quy tắc ngữ pháp, lời bình nên chọn lối nói tự nhiên như bạn nói với bạn.

- Động từ có vai trò rất quan trọng cách viết để nói. Nên dùng chúng ở dạng chủ động, tránh dùng dạng bị động.

- Thính giả phát thanh có nhiều đối tượng nên ngôn ngữ văn phong phải phù hợp với từng nhóm đối tượng

(tuy nhiên, tránh dùng nhiều từ ngữ địa phương; tránh lạm dụng vay mượn từ ngữ từ tiếng nước ngòai; tránh dùng từ chuyên ngành ít gặp hay quá mới mẻ, trong trường hợp cần thiết nên có cách diễn đạt phổ thông dễ hiểu; tránh đưa ra quá nhiều con số, hoặc số lẻ khó nhớ; tránh dùng những câu có thể hiểu nhiều nghĩa khác nhau…)

Ví dụ: “Điều đó thể hiện quyết tâm chống nạn buôn lậu của UBND tỉnh A”.

Câu này có thể hiểu hai nghĩa khác nhau: quyết tâm cao của UBND

tỉnh A trong chống buôn lậu và nghĩa tai hại khác là chống nạn buôn lậu của UBND tỉnh A.

- Một lưu ý chung là viết cho phát thanh phải hết sức kiệm lời, cùng một nội dung nên chọn cách diễn đạt sao cho ngắn gọn nhất mà vẫn chuyển tải được đầy đủ lượng thông tin cần thiết.

Một chương trình phát thanh tốt chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở của những văn bản rõ ràng đúng quy định.

- Văn bản cần được đánh máy, viết cỡ chữ to và giãn dòng gấp đôi để dễ đọc.

- Viết văn bản trên một mặt giấy.

- Đánh tên và danh từ riêng bằng chữ in hoa giúp người đọc dễ nhìn thấy trước, đặc biệt là đối với tên người và địa danh.

- Phiên âm tiếng Việt đối với từ nước ngòai.

- Làm tròn số và viết các chữ số, chữ số thập phân bằng cách viết của chính tả.

- Hạn chế bôi sửa. Nếu văn bản còn tiếp trang sau thì đánh mũi tên và chữ “còn nữa”.

- Không để một chỗ nào không rõ ràng trong văn bản. Một từ sai lỗi chính tả cũng làm phát thanh viên mất tập trung khi thể hiện văn bản.

- Nên cẩn thận khi dùng những từ có âm giống nhau và tránh lặp âm - Có một hệ thống các dấu chấm lửng, gành ngang, gạch dưới giúp người thể hiện dễ nhìn văn bản do phóng viên, biên tập viên tự xây dựng, có thể kể một số dấu thường dùng như:

* Gạch chân: dùng để nhấn mạnh từ hay cụm từ.

* Đánh dấu ngắt chéo: một gạch chéo đơn khi muốn ngừng hơi ngắn; hai gạch chéo dừng hơi dài là hết đọan.

* Lên và xuống: đánh dấu mũi tên hướng lên những chỗ muốn lên giọng (trước dấu phẩy) họăc đánh dấu mũi tên hướng xuống những chỗ

3.2.2. BIÊN TẬP CÁC YẾU TỐ THỨ VĂN a) Tiếng động hiện trường. a) Tiếng động hiện trường.

- Tiếng động hiện trường làm nên linh hồn của tác phẩm, vì thế không nên bỏ qua tiếng động hiện trường trong quá trình ghi âm và biên tập tác phẩm.

- Tiếng động hiện trường được xử lý lại, nếu không được chọn lọc tốt có thể phá vỡ cả một bài báo; làm giảm sút hoặc mất đi sự tin cậy của thính giả đối với tác phẩm và chương trình.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 37)