Trích dẫn phát biểu (lời nói của nhân chứng).

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 39)

- Tiêu đề gợi cảm xúc

b) Trích dẫn phát biểu (lời nói của nhân chứng).

- Lời nói nhân chứng cũng quan trọng như tiếng động hiện trường. Nó tồn tại dưới các hình thức: là đọan phỏng vấn giữa phóng viên và nhân chứng, là lời phát biểu ý kiến của nhân chứng .

- Biên tập viên có thể cắt bỏ một phần lời nói thiếu thuyết phục của nhân chứng, những từ đệm vô nghĩa, hoặc cắt xén bớt khi đọan phát biểu quá dài nhằm đảm bảo sự ngắn gọn, nhưng không được làm sai lệch nội dung của đoạn phát biểu và chủ đề của bài báo.

c) Âm nhạc.

- Âm nhạc là một phần quan trọng trong một tác phẩm, một chương

trình phát thanh, truyền hình.

- Âm nhạc là yếu tố liên kết các chương trình với nhau; nó làm cho sự mở đầu và kết nối các tiết mục, chương trìnhphát thanh trở nên sinh động và hấp dẫn.

- Âm nhạc quảng bá cho các tiết mục, chương trình, khi nó là nhạc hiệu chương trình.

- Âm nhạc không được chọn lọc tốt, nó sẽ phá vỡ chương trình phát thanh.

Lời dẫn.

Ngôn ngữ lời dẫn vừa phải mang tính báo chí vừa phải có tính văn học. Nó cần trực tiếp, ngắn gọn, hấp dẫn ngay từ đầu.

3.2.3. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ BIÊN TẬP

a) Căn cứ vào chất lượng nội dung

- Nội dung tác phẩm, chương trình phát thanh chưa đảm bảo tính chính trị tư tưởng, thông tin thiếu khách quan, chính xác…

- Văn bản (bản thảo) còn thiếu sót, hoặc chưa chính xác về chi tiết, số liệu, tên người, địa danh,…

- Trình bày văn bản chưa đạt yêu cầu.

- Lỗi về văn phong, ngôn ngữ, tu từ, ngữ pháp, chính tả…

b) Căn cứ vào chất lượng kỹ thuật

Những trục trặc kỹ thuật trong phát thanh có thể là: - Sót chữ, sót tiếng khi dựng âm thanh.

- Tiếng động nền nhó quá hoặc to quá so với lời bình.

- Tiếng động chèn vào không phù hợp với không gian bối cảnh của câu chuyện.

- Vuốt nhạc ở phần đầu vào và đầu ra chưa êm. - Âm lượng không đều.

- Chọn nhạc chưa phù hợp với nội dung chương trình. - Lời nói nhân chứng chưa đạt sự thuyết phục.

- Chưa đúng thời lượng như quy định cho từng thể loại, từng chuyên mục.

3.3. XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH.

Chƣơng trình phát thanh là sự sắp xếp hợp lý các thành phần tin, bài, băng tiếng động, băng âm thanh trong một khỏang thời gian xác định, nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của các cơ quan phát thanh và đem lại hiệu quả thông tin, giải trí, văn hóa, giáo dục… đối với ngƣời nghe, thông qua phƣơng tiện chuyển tải là máy thu thanh (radio).

Khi xây dựng chương trình phát thanh:

- Phải ý thức được nguyện vọng và nhu cầu của thính giả nói chung, cũng như phải căn cứ đặc điểm từng lọai đối tượng công chúng cho từng lọai chương trình phát thanh; căn cứ phạm vi phát sóng của đài trung ương, địa phương hay cơ sở.

- Phải bám sát định hướng tuyên truyền của Ban Biên tập và tình hình thời sự trong từng thời điểm, từng giai đọan.

3.3.1. BIÊN TẬP CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ

a) Xây dựng đồng hồ chương trình.

Đồng hồ chƣơng trình là cách gọi tên của việc sắp xếp trật tự thông tin, bố trí các thể lọai và dự kiến thời lƣợng của chúng trong một chƣơng trình, chuyên đề, chuyên mục phát thanh hoặc truyền hình.

- Đồng hồ chương trình thời sự phát thanh thường là dạng đồng hồ chương trình kết cấu linh hoạt. là sự đan xen giữa tin, phóng sự, bài phản ánh hoặc phỏng vấn.

- Sự linh họat của đồng hồ chương trình thời sự phát thanh được thể hiện rõ khi có những sự kiện đặc biệt xảy ra, mà phạm vi ảnh hưởng tác động của thông tin sự kiện đó khá lớn đối với nhiều đối tượng, nhiều địa bàn.

Ví dụ: thông tin về đợt lụt bão gây hậu quả lớn, tai nạn giao thông nghiêm trọng, sự cố bất thƣờng ảnh hƣởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội.

b) Nguồn tin.

- Do phóng viên, biên tập viên, công tác viên cung cấp.

- Lấy từ mạng internet.

c) Chọn tin

- Hạn chế hoặc không sử dụng tin thiu; tin chưa đạt yêu cầu về ngôn ngữ, cấu trúc; tin quá dài dòng làm cho bố cục lộn xộn, khó hiểu.

- Cẩn trọng khi sử dụng thông tin trên mạng internet

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)