- Tiêu đề gợi cảm xúc
c) Tiếng động hiện trường và âm nhạc là yếu tố thứ văn số ba trong truyền hình.
trong truyền hình.
- Tiếng động hiện trường
Cũng như tiếng động của phát thanh, nó chứng minh rằng tác giả đang có mặt (đối với chương trình trực triếp) hoặc đã từng có mặt tại nơi diễn ra sự kiện (đối với chương trình xây dựng sẵn
Nếu vì lý do trục trặc về kỹ thuật, tiếng động không thu được tại thời điểm sự kiện diễn ra, hoặc khi nó lẫn nhiều tạp âm biên tập viên có thể lồng thêm tiếng động tư liệu vào tác phẩm. Nếu biên tập viên không khéo chọn tiếng động, người xem sẽ giảm sự tin cậy đối với tác phẩm và chương trình.
- Âm nhạc
Âm nhạc tham gia vào chương trình, tác phẩm truyền hình như một yếu tố xúc tác làm tăng thêm sự sinh động cho hình ảnh (có thể chen giữa các chương trình, là chương trình âm nhạc hoàn chỉnh, dùng lồng vào phóng sự hay phim tài liệu…)
4.3. PHƢƠNG PHÁP BIÊN TẬP CÁC TÁC PHẨM, CHƢƠNG TRÌNH TRÊN TRUYỀN HÌNH TRÌNH TRÊN TRUYỀN HÌNH
Tác phẩm truyền hình hiểu theo nghĩa chung nhất là tác phẩm báo chí. Đó là một chỉnh thể thống nhất giữa nội dung và hình thức thể hiện dƣới dạng các ký hiệu hình ảnh và âm thanh, đƣợc phổ biến rộng rãi qua phƣơng tiện truyền thông hiện đại là vô tuyến truyền hình.
Tác phẩm truyền hình có có thể được phát sóng riêng lẻ (phóng sự chuyên đề, phỏng vấn…) hoặc chúng được kết hợp với nhau để làm nên một chương trình truyền hình.
Ví dụ: chƣơng trình Sức sống mới của VTV dành cho phụ nữ, Chƣơng trình Vì an ninh tổ quốc của Đài TH Đồng Tháp, chƣơng trình thời sự tối của VTV…
Như vậy, có thể định nghĩa cụ thể về chương trình truyền hình như sau:
Chƣơng trình truyền hình là sự sắp xếp hợp lý các thành phần tin, bài trong đó có sự kết hợp hai yếu tố ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh. Nó đƣợc thực hiện trong một khỏang thời gian xác định, nhằm đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền của các cơ quan truyền hình và đem lại hiệu quả thông tin, giải trí, văn hóa, giáo dục… đối với ngƣời xem, thông qua phƣơng tiện chuyển tải là máy thu hình (tivi).
Xét về cách thức họat động mang tính chất nghề nghiệp, có thể định nghĩa một cách khái quát về chương trình truyền hình như sau:
Chƣơng trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo và cán bộ kỹ thuật, dịch vụ. Đồng thời là quá trình giao
tiếp truyền thông giữa những ngƣời làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi.
Thông qua các chương trình truyền hình, có thể đánh giá năng lực họat động chuyên môn của đội ngũ nhà báo và cán bộ kỹ thuật viên; đánh giá được trình độ ứng dụng khoa học công nghệ thông tin và chất lượng thiết bị kỹ thuật của từng đài.
- Thông qua chương trình truyền hình, người xem có thể so sánh và xác định đẳng cấp của từng đài truyền hình.
4.3.2. CÁC LOẠI CHƢƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN TRÊN TRUYỀN HÌNH. HÌNH.
- Phân theo thể loại có chương trình thời sự, chuyên mục, chuyên đề…, tọa đàm, talk show, chương trình giải trí (văn nghệ, thể thao) v.v… - Phân theo cách thức tổ chức thực hiện thì có: chương trình tryền hình phát lại, chương trình truyền hình trực tiếp
- Cầu truyền hình cũng là một hình thức của truyền truyền hình trực tiếp nhưng với quy mô tổ chức lớn hơn, không gian thông tin rộng lớn hơn do đó nó đòi hỏi có sự tổ chức chặt chẽ, thông qua kịch bản và việc tổ chức nhiều nhóm tham gia thực hiện
Dù là chương trình phát lại, chương trình trực tiếp hay cầu truyền hình thì kịch bản vẫn là yếu tố không thể thiếu, nghĩa là công tác biên tập vô cùng quan trọng, nó chi phối đáng kể vào mức độ thành công của các chương trình.
- Công việc tổ chức thực hiện và biên tập tác phẩm của tác giả (phóng viên).
- Công việc xem, chỉnh sửa, cắt gọt của Ban biên tập, lãnh đạo phòng chuyên đề - chuyên mục,
- Công việc duyệt thành phẩm, nhận xét góp ý của lãnh đạo đài. Khi bắt tay vào thực hiện các công đọan biên tập, những người có trách nhiệm tham gia vào việc đánh giá chất lượng đề cương- kịch bản trên giấy trước, sau đó căn cứ vào một số yếu tố kỹ thuật để xác định chất lượng tác phẩm và chương trình hoàn chỉnh.
a) Những căn cứ để đánh giá chất lượng đề cương, kịch bản trên
giấy
- Một đề cương, kịch bản được xem là chất lượng khi nó đạt được những yếu tố cần thiết nhằm thể hiện mục đích - yêu cầu của việc sản xuất tác phẩm, chủ đề của tác phẩm, thời gian thực hiện, cũng như nhiệm vụ của những người thực hiện tác phẩm.
- Văn bản thể hiện đề cương, kịch bản phải được đánh máy trên một mặt giấy. Tốt nhất là sử dụng tính năng kẻ bảng trong Word để phân chia rõ ràng các nội dung, phần việc của từng thành viên trong êkíp.
- Chừa lề và những khỏang trống cần thiết trong từng ô nội dung để tạo điều kiện thuận lợi cho những người có trách nhiệm ghi chú nhận xét hoặc điều chỉnh đề cương – kịch bản.
b) Những căn cứ để đánh giá chất lượng tác phẩm và chương