Chương trình cầu truyền thanh

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 46)

- Tiêu đề gợi cảm xúc

c)Chương trình cầu truyền thanh

- Đối với những sự kiện lớn mang tầm quốc gia hay cấp tỉnh (thành) có thể thực hiện cầu truyền thanh.

- Đây là hình thức phát thanh trực tiếp, nhằm kết nối nhiều địa điểm khác nhau để thông tin về một chủ đề quan trọng nào đó. Cầu truyền thanh đòi hỏi một lượng lớn người tham gia, gồm nhiều bộ phận trong đó nhiêm vụ của các biên tập viên đóng vai trò hết sức quan trọng.

Câu hỏi ôn tập Chƣơng III và bài tập rèn luyện:

1/. Trình bày đặc điểm lọai hình của báo phát thanh. 2/. Những căn cứ khi biên tập phát thanh.

3/. Trình bày quy trình biên tập chƣơng trình thời sự phát thanh.

4/. Nghe băng tác phẩm hoặc chƣơng trình phát thanh để nhận xét ƣu- nhƣợc điểm (phóng sự, phỏng vấn, chƣơng

CHƢƠNG IV

BIÊN TẬP BÁO TRUYỀN HÌNH

Truyền hình có sự hấp dẫn đặc biệt nhờ có khả năng giao tiếp với con người bằng cả thị giác và thính giác. Trong khi phát thanh không có hình ảnh hỗ trợ, điện ảnh bị hạn chế về không gian, môi trường và độ phổ biến hạn hẹp, thì sức mạnh của truyền hình được khẳng định bởi tính hấp dẫn và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi của nó đối với khán giả. Tuy nhiên, trong xu hướng phát triển của các lọai hình truyền thông đại chúng hịên đại, đồng thời với xu hướng xã hội hóa họat động truyền hình mạnh mẽ như hiện nay đã khiến các đài, các kênh truyền hình trong nước đứng trước sự cạnh tranh, thử thách lớn.

Việc sáng tạo, chăm chút cho các tác phẩm, chương trình truyền hình vì thế ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Công tác biên tập đã góp một phần không nhỏ trong quá trình sáng tạo đó. Căn cứ vào đặc điểm lọai hình họat động của truyền hình, Chương IV sẽ đề cập đến đặc trưng ngôn ngữ của báo hình, phương pháp biên tập các chương trình truyền hình, cùng một số vấn đề khác thuộc về nghiệp vụ biên tập truyền hình.

4.1. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA BÁO HÌNH

4.1.1. TRUYỀN HÌNH LÀ SỰ KẾT HỢP HỮU CƠ GIỮA HÌNH ẢNH VÀ ÂM THANH, TRONG ĐÓ HÌNH ẢNH ĐÓNG VAI TRÒ ẢNH VÀ ÂM THANH, TRONG ĐÓ HÌNH ẢNH ĐÓNG VAI TRÒ CHÍNH YẾU.

- Hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố đem lại chất lượng thông tin cao cho truyền hình.

- Bên cạnh hình ảnh không thể thiếu âm thanh mà chủ yếu là lời nói. - Hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm truyền hình có quan hệ hữu cơ gắn bó. Nó tác động mạnh mẽ vào quá trình nhận thức và làm thay đổi hành vi của người xem theo hướng tích cực.

4.1.2. PHƢƠNG TIỆN CHUYỂN TẢI THÔNG TIN CỦA BÁO HÌNH LÀ MÁY THU HÌNH VỚI HỆ PHỔ BIẾN RỘNG. HÌNH LÀ MÁY THU HÌNH VỚI HỆ PHỔ BIẾN RỘNG.

Hiệu quả thông tin truyền hình có được nhờ nó được phủ sóng rộng khắp qua máy thu hình.

- Nếu phát thanh giúp người ta nghe và liên tưởng thì nhờ có hình ảnh là nhân chứng cho sự thật khách quan, máy thu hình giúp cho người ta xem và chứng kiến.

- Tuy nhiên, so với báo in thì cả phát thanh và truyền hình đều có hạn chế trong việc phân tích, lý giải và lưu giữ thông tin.

4.2. ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ TRUYỀN HÌNH

- Ngôn ngữ truyền hình chính là sự kết hợp của ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ âm thanh.

4.2.1. NGÔN NGỮ HÌNH ẢNH

- Ngôn ngữ hình ảnh là chính văn của của báo hình, người biên tập và người quay phim trong khi thực hiện việc xây dựng đề cương, kịch bản phân cảnh và tổ chức ghi hình đều phải hình dung trước câu chuyện mà mình muốn kể với người xem.

- Sự hình dung đó phải là kết quả của phương pháp tư duy hình ảnh.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 46)