Trình tự sắp xếp tin

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 42)

- Tiêu đề gợi cảm xúc

d)Trình tự sắp xếp tin

- Thông thường người ta bố trí những tin quan trọng ở đầu bản tin. - Những tin còn lại, có thể sắp xếp theo lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng…) hoặc sắp xếp tin theo tính chất liên kết của thông tin, tức là kết nối một cách logíc các sự kiện có liên quan. Cũng có khi người ta sắp xếp tin theo tính chất địa bàn, địa phương.

- Tin kém quan trọng thường được bố trí dần ở phía sau. Tuy nhiên, trong chương trình thời sự, tin sau cùng lại là tin cần được quan tâm.

3.3.2. BIÊN TẬP CÁC CHƢƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ, CHUYÊN MỤC MỤC

Chƣơng trình chuyên đề, chuyên mục là chƣơng trình có nhiều bài vở và âm nhạc dành cho những chủ đề đặc biệt. Nó có đối tƣợng tiếp nhận thông tin tƣơng đối ít hơn đối với chƣơng trình thời sự, nhƣng có điều kiện phản ánh một cách sâu sắc từng lĩnh vực trong cuộc sống, đáp ứng cho nhiều đối tƣợng thính giả khác nhau thông qua từng loại chƣơng trình chuyên đề, chuyên mục khác nhau.

Ví dụ: chương trình phát thanh thiếu nhi, chuyên mục thanh niên, chuyên mục phụ nữ, chuyên đề an toàn giao thông, chuyên đề sức khỏe…

a) Đồng hồ chương trình chuyên đề, chuyên mục.

- Đồng hồ chương trình chuyên đề, chuyên mục phát thanh thường

là dạng đồng hồ đóng.

- Có kết cấu khuôn mẫu theo tính chất thể loại và ít linh hoạt trong bố cục.

- Với tính chất phản ánh sâu các lĩnh vực trong cuộc sống, chuyên đề, chuyên mục phát thanh ít khi có tin.

- Đồng hồ chương trình phát thanh phải đảm bảo thời lượng hợp lý và ổn định (ít nhất 15’ và nhiều nhất 90’) nên nó phải nhằm tạo nên sự hài hòa của một bức tranh âm thanh sống động.

b) Các nguyên tắc biên tập chương trình chuyên đề, chuyên mục.

- Giới thịêu nội dung chuyên mục:

- Nội dung chính của chuyên mục: biên tập viên kết nối các thể loại bằng những đọan nhạc cắt họặc lời bình dẫn.

- Kết thúc chuyên mục: nhắc lại nội dung chính của chuyên mục vừa phát. Có thể giới thịêu chủ đề chính sẽ được đề cập đến trong chuyên mục kỳ sau.

Các nguyên tắc biên tập chuyên đề, chuyên mục phát thanh: - Đảm bảo thời lượng đã quy định.

- Có tính thống nhất trong chỉnh thể nội dung.

- Lưu ý tính mắc xích của các tác phẩm trong một chuyên đề

- Ngừời dẫn chương trình phải luôn là người quen thuộc với thính giả. - Các chuyên mục, chuyên đề trong chương trình phát thanh phải vừa khác nhau vừa hòa quyện nhau, gây được ấn tượng cho thính giả.

3.3.3. BIÊN TẬP CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP

- Các chương trình phát thanh trực tiếp bắt buộc phải có đồng hồ chương trình, thường là 15’- 30’- 60’ hoặc dài hơn (như đối với chương trình của đài quốc gia).

- Tổng thời lượng của đồng hồ chương trình cố định (thường từ 15’ đến 30’) nhưng kết cấu và thời lượng từng chuyên mục bên trong nó có thể thay đổi theo ngày.

a) Đối với thể lọai tường thuật phát thanh trực tiếp

- Việc biên tập chương trình tường thuật phát thanh trực tiếp tương đối đơn giản. Người biên tập bám sát vào kịch bản của ban tổ chức để làm

- Trong đề cương ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc; địa điểm diễn ra buổi tường thụât; những đọan phát biểu nào, của ai cần được trích dẫn nguyên văn; ghi chú đặc điểm, thời lượng những đọan băng chèn vào chương trình trực tiếp hoặc có thể dự kiến phỏng vấn nhân chứng tại hiện trường (giới thiệu rõ tên tuổi nhân vật, chức danh, nghề nghiệp, nơi làm việc của nhân chứng) và dự kiến thời lượng cho từng đọan phát biểu khác nhau.

- Do tính chất đơn giản của thể lọai tường thuật phát thanh trực tiếp, họăc do hạn chế về nhân sự đối với các đài phát thanh, truyền thanh ở địa phương nên đôi khi biên tập viên trực tiếp đảm nhiệm nhiều vai trò, vừa là người tổ chức thực hiện vừa là biên tập viên kiêm dẫn chương trình.

Một phần của tài liệu TẬP BÀI GIẢNG MÔN CÔNG TÁC BIÊN TẬP (Trang 42)