- Tiêu đề gợi cảm xúc
b) Cỡ cảnh đối với người:
Ngòai các cỡ cảnh chung của hình ảnh, muốn xem xét sự đúng sai về việc ghi hình ảnh về con người, biên tập viên cũng cần tìm hiểu một số khái niệm sau:
* Trung cảnh: cắt trên hoặc dưới thắt lưng * Trung cảnh hẹp: cắt giữa ngực/túi áo ngực * Cận ảnh: cắt quanh vai
* Cận đặc tả: phía trên có thể cắt ngang trán, phía dưới có thể cắt ngang cằm hoặc có thể chỉ một phần nào đó trên khuôn mặt.
c) Một số lưu ý khác về kỹ thuật ghi hình và dựng phim:
* Độ nét: Độ nét là sự điều chỉnh kỹ thuật của máy quay để có thể cô lập chủ thể, làm cho nó nổi bật khỏi hậu cảnh mờ nhạt.
* Động tác máy: để tạo hiệu quả cho hình ảnh người quay phim sử dụng các động tác máy như fix, lia, zoom in, zoom out…
Fix là khi chân máy và ống kính ghi hình giữ yên, chủ thể luôn luôn trong khuôn hình. Nó tạo ra sự khởi đầu và kết thúc cho tất cả các động tác máy khác.
Lia là khi máy chuyển động ngang quanh một trục cố định cho người xem hiểu biết về địa điểm hoặc cho phép người ta quan sát một cách từ từ đối tượng mà nhà báo ghi hình. Lia nhanh làm cho hình ảnh bị mờ nhoè, dùng để thay đổi trọng tâm của sự chú ý, so sánh sự tương phản, mô tả nguyên nhân và hậu quả.
Về cách thức thì có lia dọc và lia ngang…
Zoom là động tác máy, thay đổi cỡ cảnh bằng tiêu cự ống kính để làm thay đổi quan hệ giữa chủ thể và hậu cảnh.
Trượt máy (traveling): dùng khảo sát một vật hay theo một vật chuyển động bằng cách chuyển máy song song với vật. Cỡ cảnh không
thay đổi, trong khi tòan bộ máy quay chuyển động theo chiều ngang hoặc chiều dọc.
* Góc độ máy quay: là tầm nhìn của camera hướng tới chủ thể. Có góc trung bình, góc thấp, góc cao, góc qua vai.
* Bố cục: là sự sắp xếp thông tin trong một khuôn hình.
* Nguyên tắc một phần ba là một nguyên tắc của bố cục. Nếu một màn hình chia đôi hoặc chia bốn sẽ cho thấy những hình ảnh tĩnh và buồn tẻ.
Một màn hình được chia ba theo chiều ngang hoặc chiều dọc sẽ cho bố cục năng động và hấp dẫn hơn.
Ví dụ: đƣờng chân trời nơi mặt biển hay mặt đất.
Khi ghi hình, các chi tiết quan trọng nằm dọc phải được bố cục ở vị trí một phần ba màn hình theo chiều dọc. Và nếu một phần ba theo chiều dọc hoặc chiều ngang quan trọng thì các tâm điểm nơi chúng giao nhau còn quan trọng hơn. Những giao điểm này dành cho những chi tiết quan trọng trong khuôn hình. Ví dụ: đôi mắt trên khuôn mặt.
* Khuôn hình: là ranh giới để người ghi hình đưa cái gì vào, loại cái gì ra so với tầm ngắm ống kính camera. Khi quay phim, tránh để mép khuôn hình cắt ngang các khớp tự nhiên của cơ thể người.
Ví dụ: cảnh cắt ngang khủyu tay, thắt lƣng hay ngang đầu gối.
* Không gian thở của hình: Là khỏang cách phía trên đầu chủ thể đến mép màn hình.
Không nên để hình một người đầy chặt tới đỉnh khuôn hình. Khỏang cách quá ít làm cho hình ảnh gò bó và chật hẹp.
Một ngọai lệ của luật “không gian thở của hình” là cận đặc tả.
* Không gian nhìn: là phần màn hình trước mặt chủ thể lớn hơn phía sau họ.
Ví dụ: nếu mũi ngƣời ở gần sát mép hình, hay gần quá sẽ cho cảm giác ngột ngạt, gò bó.
* Ánh sáng: Hiệu quả của hình ảnh đạt được ở mức nào cũng tùy thuộc vào góc độ chọn ánh sáng của người quay phim.
Sử dụng nguồn sáng tản để giảm bóng. Sử dụng ánh sáng ngược là nguồn sáng chiếu phía sau hay một bên của chủ thể giúp tách đầu tóc, hay vai khỏi phông phía sau của hình ảnh.
Màu sắc giữa hai khuôn hình liên tiếp sẽ không thay đổi lớn, khi người quay phim giữ được tính nhất quán của nguồn sáng.
Một kiểu lỗi quay phim mới vào nghề hay khi di chuyển máy quay từ trong nhà ra ngoài trời mà không điều chỉnh kỹ thuật máy quay hình ảnh sẽ ngã xanh hoặc mất màu. Người ta gọi đó là hình ảnh sai fin- tơ, cần được cắt bỏ trong quá trình dựng hoặc biên tập, chỉnh sửa tác phẩm.
* Dựng: dựng là công việc sáng tạo nhất trong sản xuất truyền hình. Dựng cảnh hợp lý là bao gồm việc cắt cảnh hợp lý, trộn hình hợp lý; dựng không vượt trục (phải đồng trục), dựng không nhảy hình, …
Ví dụ: ngƣời biên tập muốn tạo dựng cảnh hai nhân vật nói chuyện với nhau, nhƣng trục hình ảnh cho thấy ngƣời này đang nhìn vào gáy của ngƣời kia (vƣợt trục).
động ngược chiều nhau gợi nên sự mâu thuẫn, đối đầu, thể hiện sự chia tay. Cần thận trọng với sự chuyển hướng ngẫu nhiên. Muốn dựng các cảnh chuyển động hướng ngược nhau phải chen một cảnh fix ở giữa.
Dựng hình theo tiết tấu: tiết tấu trung bình (tòan- trung -cận- cận- trung- tòan); tiết tấu nhanh (tòan- cận - cận- tòan); tiết tấu chậm (tòan rộng - trung hẹp - trung rộng - trung hẹp - cận rộng - cận hẹp).
Trộn hình: là sự chuyển cảnh uyển chuyển khi một cảnh mờ dần (fade out) và cảnh khác hiện dần ra (fade in) thay cho hình vừa mờ đi.
Trộn hình nhanh thể hiện hành động xảy ra đồng thời, trộn hình chậm gợi lên sự thay đổi về thời gian hoặc không gian. Có thể sử dụng trộn hình để tạo hiệu quả về sự so sánh giống nhau và khác nhau; cho thấy sự tiến triển, phát trỉển trong một khỏang thời gian. Đôi khi trộn hình còn để che giấu cảnh chuyển không hợp lý, nhưng cần hạn chế ở mức tối đa.
Độ dài ngắn của cảnh: độ dài một cảnh trung bình từ 5” đến 15”. Khi biên tập, chỉnh sửa các hình ảnh chính văn của truyền hình, biên tập viên cần nắm chắc các nguyên tắc ghi hình, một số khái niệm vừa nêu sẽ là căn cứ để biên tập viên lọai bỏ những hình ảnh thiếu chuẩn như cảnh sai bố cục, cảnh dựng thiếu hợp lý v.v…Người biên tập có thể yêu cầu tác giả thay vào một cảnh khác, nếu có. Trong trường hợp không có cảnh để thay, họăc phải cắt bỏ một đọan hình ảnh biên tập viên có thể yêu cầu tác giả thay đổi lời bình.
4.2.3. BIÊN TẬP, CHỈNH SỬA HÌNH ẢNH PHỤ