Tình hình bệnh lao phổi kháng thuốc trên thế giới và tại Việt nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ (Trang 50)

Vào đầu thập niên 90, tại thành phố NewYork của Hoa Kỳ, đã có 350 ngƣời bị nhiễm với chủng vi khuẩn lao kháng tất cả các loại thuốc chống lao hàng thứ nhất và đa số các bệnh nhân này đều đang có HIV/AIDS, môi trƣờng tại bệnh viện là nơi có hơn hai phần ba trong số những bệnh nhân đã bị lây nhiễm, họ chủ

yếu là những ngƣời có HIV/AIDS, số còn lại là các nhân viên y tế (Frieden et

al,1993) (Frieden et al, 1995). Sự kiện này đã làm cho thành phố NewYork trở thành trung tâm của dịch bệnh lao kháng thuốc, ƣớc tính có một phần ba trƣờng hợp mắc lao mới đã kháng với ít nhất một loại thuốc chống lao, một phần năm trƣờng hợp kháng với hơn một loại thuốc chống lao. Cùng thời gian đó, tại Châu Mỹ La tinh, Argentina, cũng đã ghi nhận những trƣờng hợp nhiễm vi khuẩn lao kháng thuốc tƣơng tự (Juan Carlos Palomino, 2007). Năm 2008, WHO ƣớc tính có khoảng 440.000 trƣờng hợp lao kháng thuốc trên toàn cầu, chiếm 3,6% trong số các bệnh nhân mắc lao mới, trong đó, gần 50% các trƣờng hợp lao kháng thuốc trên thế giới xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tỉ lệ mắc lao kháng thuốc cao nhất đã đƣợc ghi nhận từ Cộng hòa Liên Bang Nga, là nơi đã tiến hành thực hiện việc giám sát liên tục và cung cấp những số liệu có độ tin cậy cao từ 12 vùng lãnh thổ và 3 trong số 12 vùng này, nằm ở phía tây bắc nƣớc Nga, có tỉ lệ mắc lao kháng thuốc từ 23,8% đến 28,3%. Tajikistan lần đầu tiên khảo sát, cũng đã báo cáo có 16,5% lao kháng thuốc ở những trƣờng hợp mắc lao mới và 61,6% lao kháng thuốc trong số những trƣờng hợp lao đã đƣợc điều trị, khảo sát này đƣợc tiến hành ở thành phố Dushanbe và quận Rudaki. Đây là nơi có tỉ lệ mắc lao cao nhất (WHO, 2010); cũng theoWHO, hàng năm, có ít nhất 4000 trƣờng hợp lao đa kháng tăng thêm hoặc 10% những trƣờng hợp lao đa kháng ở bệnh nhân mắc lao

37

gia: Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Belarus, Bulgaria, Trung Quốc, Cộng hòa dân chủ Công Gô, Estonia, Ethiopia, Georgia, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Miến Điện, Nigeria, Pakistan, Philippines, Cộng

hòa Moldova, Liên bang Nga, Nam Phi, Tajikistan, Ukraine, Uzbekistan và Việt

Nam (WHO, 2009).

Tỷ lệ kháng thuốc trong các trƣờng hợp đã đƣợc điều trị: Các số liệu đƣợc ghi nhận từ 66 quốc gia và hai vùng đặc khu của Trung quốc cho thấy, có từ 1 truờng hợp tại Iceland, đến 522 trƣờng hợp của Ba Lan (với số mẫu trung bình đƣợc giám sát thƣờng xuyên là 58 trƣờng hợp). Trong khi đó, tại các nơi đƣợc khảo sát theo chỉ định, thì có từ 16 trƣờng hợp ở Lebanon, đến 1047 trƣờng hợp tại bang Gujarat của Ấn Độ (với số trung bình đƣợc khảo sát là 110 trƣờng hợp (WHO, 2008).

Tỷ lệ kháng thuốc chống lao chung: Thủ đô Baku thuộc Azerbaijan, có tỉ lệ 84,4% (95% CLs, 76,9-92,4) và Tashkent, Uzbekistan chiếm 85,9% (95% CLs, 76,6-92,5). Việt Nam là 1 trong số 16 quốc gia thuộc nhóm có tỉ lệ kháng chung trên 50% ở nhóm bệnh nhân lao phổi tái điều trị.

Hình 2.23 Các nƣớc có lao phổi kháng thuốc cao ở những bệnh nhân tái điều trị Nguồn WHO, 2008

Tỷ lệ mắc lao đa kháng: Thủ đô Baku thuộc Azerbaijan có tỉ lệ 55,8% (95% CLs, 49,7-62,4) và Tashkent, Uzbekistan chiếm 60,0% (95% CLs, 48,8-70,5), Estonia 52,1% (95% CLs, 39,9-55,8), Việt Nam thuộc trong nhóm này với tỉ lệ 19% (WHO, 2008).

38

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ (Trang 50)