Sự giảm nồng độ thuốc chống lao rifampicin trong huyết tƣơng của bệnh nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ (Trang 100)

bệnh nhân lao phổi tái trị so sánh với nhóm bệnh nhân lao phổi mới

4.2.2.1 Đặc điểm chung của 2 nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu

Hai nhóm bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị có những đặc điểm về giới tính, nhóm tuổi, tuổi trung bình, cân nặng trung bình nhƣ sau:

87

Bảng 4.12 Đặc điểm giới tính, nhóm tuổi và cân nặng của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đặc điểm Bệnh nhân lao phổi mới

(n=40)

Bệnh nhân lao phổi tái trị (n = 35) Giá trị p Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 29 72,5 29 82,9 Nữ 11 27,5 6 17,1 Nhóm tuổi < 30 tuổi 15 37,5 3 8,6 30 – 60 tuổi 19 47,5 23 65,7 ≥ 60 tuổi 6 15 9 25,7 Độ tuổi trung bình 38,713,1 49,8911,73 p< 0,05 Cân nặng <40 kg 7 17,5 4 11,4 40 – 55 kg 24 60 26 74,3 ≥ 55kg 9 22,5 5 14,3 Cân nặng trung bình 48,149,69 48,37,8 p> 0,05

Tại Bảng 4.12 kết quả của nghiên cứu cho thấy:

- Giới tính của bệnh nhân:

+ Ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới, số bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh nhân nữ (72,5%/27,5%). Tỷ số nam:nữ xấp xỉ 3:1. Tƣơng tự nghiên cứu của Lê Thị Luyến và Bành Đức Lâm (2010) tỷ lệ nam giới chiếm khá cao ở bệnh nhân lao phổi mới (92,1%)

+ Ở nhóm bệnh nhân lao phổi tái trị, có đến 29 bệnh nhân nam giới chiếm 82,9% cao hơn bệnh nhân nữ, có 6 bệnh nhân chiếm 17,1%. Tỉ số nam/nữ là 4,8:1, so với

nghiên cứu của Lê Thị Luyến và ctv (2005) trên 56 bệnh nhân lao phổi tái trị ở

bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ƣơng, bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội, tỷ số nam:nữ là 3:1. Tỷ lệ này cũng khá phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thu

Hà và ctv (2011) trên 106 bệnh nhân, tỷ số nam:nữ là 4,2:1.

So với các nghiên cứu ngoài nƣớc, tỷ số nam/nữ ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Crevel et al

(2002) trên 62 bệnh nhân lao phổi mới có tỷ lệ bệnh nhân nam là 69% cao hơn nữ là 31%. Tƣơng tự, nghiên cứu của McIlleron et al (2006) trên 142 bệnh nhân thấy tỷ lệ giữa nam và nữ gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau (55% /45%). Kết quả này

88

Quốc có 38 bệnh nhân là nam và 31 bệnh nhân là nữ. và Ruslami et al (2007)

nghiên cứu trên 50 bệnh nhân cũng thấy sự khác biệt giữa hai giới là không đáng kể (bệnh nhân nam chiếm 52%). Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho thấy ở bệnh nhân lao phổi, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới.

- Nhóm tuổi của bệnh nhân:

+ Ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới: lứa tuổi từ 30–60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 47,5%; kế đến là độ tuổi <30 chiếm 37,5%; ít nhất là nhóm >60 tuổi chỉ

chiếm 15%. Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân này là 38,713,1 tuổi; trẻ

nhất là 19 tuổi, cao nhất là 69 tuổi.

Tuổi của nhóm bệnh nhân mắc lao phổi mới trong nghiên cứu của chúng tôi

(4916 tuổi) tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Bành Đức Lâm và Lê Thị Luyến,

năm 2010 (47,216,2 tuổi); Nghiên cứu của Crevel et al (2002) có tuổi trung bình

là 34 tuổi và của McIllero et al (2006) có tuổi trung bình là 36 tuổi, trẻ hơn so với tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi.

+ Nhóm bệnh nhân lao phổi tái trị: Lứa tuổi từ 30–60 tuổi cũng chiếm cao nhất 65,7%; kế đến là nhóm tuổi ≥60 chiếm 25,7%; thấp nhất là nhóm <30 tuổi

chỉ chiếm 8,6%. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân này là 49,8911,73 tuổi,

trẻ nhất là 25 tuổi, lớn nhất là 72 tuổi.

Tuổi trung bình ở nhóm bệnh nhân mắc lao phổi tái trị là 49,8911,73 tuổi, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Luyến và ctv (2005) trên 56 bệnh

nhân có tuổi từ 19 đến 78 tuổi, tuổi trung bình là 44,414,15; nhƣng tuổi của nhóm bệnh nhân này lại cao hơn so với nhóm lao phổi mới nghiên cứu.

- Cân nặng của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu

+ Nhóm bệnh nhân lao phổi mới: cân nặng trung bình là 48,149,69 kg. Số

bệnh nhân có cân nặng từ 40-55kg chiếm tỷ lệ cao nhất (60%), bệnh nhân có cân nặng <40kg và ≥55kg chiếm tỷ lệ thấp hơn, lần lƣợt là 17,5% và 22,5%.

+ Nhóm bệnh nhân lao phổi tái trị: bệnh nhân cân nặng từ 40–55kg cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (74,3%), bệnh nhân có cân nặng ≥55kg là 14,3%, và bệnh nhân có cân nặng <40kg là 11,4%. Cân nặng trung bình của nhóm bệnh nhân này là 48,37,8 kg.

Có sự tƣơng đồng về cân nặng giữa 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu

(48,149,69 và 48,37,8 kg). Phần lớn các bệnh nhân đều có cân nặng nằm trong

khoảng 40-55 kg, (60% và 71,4%). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Luyến (2011) thực hiện tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ƣơng, bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng, bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Nguyên năm

89

2008–2009 trên 285 bệnh nhân với cân nặng trung bình là 477,4 kg và số bệnh

nhân có cân nặng từ 40-55 kg chiếm 50,2%.

4.2.2.2 Nồng độ thuốc rifampicin trong huyết tƣơng của bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị

Liều điều trị rifampicin của bệnh nhân nghiên cứu (tính theo cân

nặng của bệnh nhân)

Bảng 4.13 Liều điều trị RMP trung bình theo cân nặng ở 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu Liều khuyến cáo của

Chƣơng trình chống lao Quốc gia (mg/kg)

Liều điều trị thực tế trung bình (mg/kg) Giá trị p Bệnh nhân lao phổi mới

n = 40

Bệnh nhân lao phổi tái trị n = 35

8 – 12 9,510,99 9,420,82 p >0,05

Từ Bảng 4.13 cho thấy liều điều trị RMP trung bình của 2 nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu nhƣ sau:

- Nhóm bệnh nhân lao phổi mới (n=40), liều điều trị thuốc RMP trung bình

của bệnh nhân tính theo cân nặng là 9,510,99mg/kg; liều thấp nhất là 7,89mg/kg

và cao nhất là 11,25 mg/kg.

- Nhóm bệnh nhân lao phổi tái trị (n=35), liều điều trị thuốc RMP trung bình

của bệnh nhân tính theo cân nặng là 9,420,82mg/kg, liều thấp nhất là 8,10mg/kg

và cao nhất là 10,98mg/kg.

Kết quả cho thấy, tất cả các bệnh nhân của 2 nhóm đều đƣợc dùng liều điều trị RMP nằm trong giới hạn khuyến cáo của Chƣơng trình chống lao Quốc gia. Theo nghiên cứu của Lê Thị Luyến và ctv (2010) liều điều trị RMP trung bình trên 92 bệnh nhân lao phổi AFB (+) tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Trung ƣơng là 9,75±1,25 mg/kg, phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Liều điều trị

RMP trung bình ở bệnh nhân lao trong nghiên cứu ngoài nƣớc nhƣ Crevel et al (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2002), (liều RMP trung bình là 11,97mg/kg) và Ruslami et al (2007), (liều RMP

trung bình là 12,9 mg/kg) thì cao hơn kết quả của chúng tôi.

Nồng độ thuốc rifampicin trong huyết tƣơng của bệnh nhân lao

phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm 2 giờ sau khi uống

Theo sách Dƣợc thƣ Quốc gia, (2009b) thuốc RMP sẽ đạt nồng độ đỉnh ở thời điểm 2 giờ sau khi uống thuốc, vì thế, đây là thời điểm thích hợp có thể lấy máu để giám sát nồng độ thuốc trong quá trình điều trị, Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu về tính sinh khả dụng của viên 2-FDC và 3-FDC của Lê Thị Luyến (2006) cho thấy ở đa số bệnh nhân lao, thời gian thuốc đạt nồng độ cao nhất trong

90

huyết tƣơng là vào khoảng 3 giờ sau uống. Từ cơ sở đó, chúng tôi chọn 2 thời điểm 2 giờ và 3 giờ sau uống RMP để khảo sát nồng độ RMP trong huyết tƣơng của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu.

Bảng 4.14 Nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng đo ở thời điểm 2 giờ của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Mức nồng độ RMP (µg/ml)

Thời điểm 2 giờ sau uống RMP P Bệnh nhân lao phổi mới Bệnh nhân lao phổi tái trị

Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) < 4 29 72,5 27 77,1 >0,05 4 - < 8 7 17,5 5 14,3 8 – 24 4 10,0 3 8,6 > 24 0 0,0 0 0,0 Tổng cộng 40 100 35 100

Tại Bảng 4.14 cho thấy, ở thời điểm 2 giờ sau khi uống RMP, đa số bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều không đạt nồng độ RMP huyết tƣơng theo khuyến cáo (<8 µg/ml): số bệnh nhân có nồng độ <4 µg/ml ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới là 72,5% và 77,1% ở nhóm lao phổi tái trị. Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ thuốc đạt chuẩn điều trị (8-24 µg/ml) chỉ có 10% ở nhóm lao phổi mới và 8,6% ở nhóm lao tái trị. Kết quả còn cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đạt nồng độ RMP chuẩn huyết tƣơng sau uống 2 giờ ở nhóm lao phổi tái trị thấp hơn ở nhóm lao phổi mới. Nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng ở thời điểm 2 giờ sau uống giữa hai nhóm bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị không có sự khác biệt với p >0,05

So với các nghiên cứu khác, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự tƣơng đồng: tất cả đều cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ RMP không đạt phạm

vi điều trị chiếm khá cao, nhƣ nghiên cứu của Lê Thị Luyến và ctv (2008), tỷ lệ

bệnh nhân lao phổi điều trị có nồng độ RMP dƣới phạm vi điều trị là 76,83% (n = 168), hay nghiên cứu của Bành Đức Lâm và Lê Thị Luyến (2010), có 76/101 (78,35%) bệnh nhân không đạt nồng độ điều trị (<8 µg/ml). Tƣơng tự, nghiên cứu

của McIlleron et al (2006) tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ RMP không đạt là 69%.

Theo Peloquin (2002) khi nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng của bệnh nhân chỉ ở mức <4 µg/ml thì cần phải đƣợc hiệu chỉnh liều rifampicin cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.

91

Nồng độ thuốc rifampicin trong huyết tƣơng của 2 nhóm bệnh nhân

ở thời điểm 3 giờ sau uống thuốc

Bảng 4.15 Nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng đo ở thời điểm 3 giờ của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Mức nồng độ RMP (µg/ml)

Thời điểm 3 giờ sau uống RMP p Bệnh nhân lao phổi mới

(n = 40)

Bệnh nhân lao phổi tái trị (n = 35) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) < 4 28 70,0 24 68,5 > 0,05 4 - < 8 8 20,0 3 8,6 8 – 24 3 7,5 8 22,9 > 24 1 2,5 0 0,0 Tổng cộng 40 100 35 100

Tại Bảng 4.15 cho thấy, tại thời điểm 3 giờ sau uống RMP, tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng không đạt phạm vi điều trị (<8µg/ml) vẫn còn rất cao: 90% (36/40) ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới và 77,1% ở nhóm bệnh nhân lao phổi tái trị, trong đó, số bệnh nhân có nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng <4µg/ml chiếm 70% (28/40) ở nhóm lao phổi mới và 68,5% (24/35) ở nhóm lao phổi tái trị; số bệnh nhân đạt nồng độ RMP trong phạm vi điều trị (≥8µg/ml) chiếm tỷ lệ rất thấp: 7,5% (3/40) ở nhóm lao phổi mới và 22,9% (8/35) ở nhóm lao tái trị .

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Luyến (2006) (n=82): Với cùng phƣơng pháp đo, có đến 87,8% bệnh nhân lao phổi mới có nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng không đạt phạm vi điều trị <8µg/ml và số bệnh nhân có nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng chỉ ở mức <4µg/ml chiếm tỷ lệ 23,17% và chỉ có 12,3% bệnh nhân đạt nồng độ thuốc trong phạm vi điều trị (≥8µg/ml). Tƣơng tự, ở nhóm lao phổi tái trị (n=56), có đến 78,57% bệnh nhân có nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng không đạt phạm vi điều trị <8µg/ml và số bệnh nhân có nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng chỉ ở mức <4µg/ml chiếm tỷ lệ 21,43% và có 21,43% bệnh nhân đạt nồng độ thuốc trong phạm vi điều trị (>8µg/ml) (Lê Thị Luyến, 2005). Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ thuốc không đạt hay đạt phạm vi điều trị đều tƣơng tự nhau ở cả hai nhóm (p>0,05), kết quả này cũng phù hợp kết quả của Lê Thị Luyến (2006).

92

Nồng độ thuốc rifampicin trung bình trong huyết tƣơng ở thời điểm

2 và 3 giờ sau uống thuốc của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.16 Nồng độ RMP trung bình trong huyết tƣơng ở cả 2 thời điểm của 2 nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Nồng độ RMP huyết tƣơng (µg/ml)

Bệnh nhân lao phổi mới (n = 40)

Bệnh nhân lao phổi tái trị (n = 35)

Thời điểm nghiên cứu Thời điểm nghiên cứu 2 giờ sau uống 3 giờ sau uống 2 giờ sau uống 3 giờ sau uống Trung bình 3,414,46 4,948,7 2,673,32 4,235,21 Phạm vi

nồng độ

0,00–21,38 0,00–47,99 0,00–15,88 0,00–18,06

p 0,345 0,015

Tại Bảng 4.16 cho thấy nồng độ RMP trung bình trong huyết tƣơng của 2 nhóm bệnh nhân ở tại 2 thời điểm nhƣ sau:

- Nhóm bệnh nhân lao phổi mới: ở thời điểm 2 giờ sau uống thuốc nồng độ RMP trung bình trong huyết tƣơng là 3,41±4,46µg/ml, thấp hơn so với ở thời điểm 3 giờ là 4,94±8,7µg/ml. Tuy nhiên, sự khác biệt này lại không có ý nghĩa thống kê với p >0,05, (Z = -0,927; p = 0,345) phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Luyến (2006) với kết quả ở 2 thời điểm: 2 giờ là 3,622,09g/ml và 3 giờ là

4,41±1,9g/ml. Các kết quả nghiên cứu ngoài nƣớc thì cho kết quả ngƣợc lại, Um

et al (2007), nghiên cứu tại Hàn Quốc cho thấy nồng độ RMP đạt đƣợc

9,74,6g/ml ở thời điểm 2 giờ sau uống thuốc, cao hơn kết quả nghiên cứu của

chúng tôi, cũng nhƣ các nghiên cứu khác trong nƣớc. Nghiên cứu của Heysell et

al (2010) cũng cho kết quả tƣơng tự (7,4g/ml).

Theo Lê Thị Luyến và Bành Đức Lâm (2010), khi nghiên cứu về nồng độ RMP trung bình trong huyết tƣơng bệnh nhân lao phổi, đã đƣa ra nhận định:

nhóm bệnh nhân lao phổi điều trị có nồng độ RMP <4g/ml, thì có tỷ lệ AFB (+)

sau 2 tháng điều trị (kết thúc giai đoạn tấn công) cao hơn nhóm bệnh nhân điều trị

mà có nồng độ >4g/ml. Điều này có nghĩa là nồng độ thuốc RMP trong huyết

tƣơng thấp là một yếu tố nguy cơ gây thất bại trong điều trị ở bệnh nhân lao phổi. Bảng 4.16 cũng đã chỉ ra rằng ở nhóm bệnh nhân mắc lao phổi tái trị, nồng

độ RMP trung bình ở thời điểm 2 giờ là rất thấp (2,673,32µg/ml), ở thời điểm 3

93

điều trị. So sánh nồng độ RMP trung bình giữa hai thời điểm 2 giờ và 3 giờ sau khi uống thuốc, cho thấy nồng độ RMP trung bình ở thời điểm 3 giờ cao hơn so với ở thời điểm 2 giờ sau uống, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05 (Z = - 2,424, p = 0,015). Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị luyến ở bệnh nhân lao mới và lao phổi tái trị thì nồng độ RMP trung bình trong huyết tƣơng của bệnh nhân giữa 2 thời điểm gần nhƣ tƣơng đƣơng nhau (lao mới: 4,23±4,23µg/ml và 4,86±2,82µg/ml (Lê Thị Luyến, 2005) và (lao tái trị: 3,74±2,28µg/ml và 4,26±1,84µg/ml (Lê Thị Luyến, 2006).

Với kết quả nồng độ trung bình trong huyết tƣơng bệnh nhân sau khi uống thuốc còn cho thấy có sự dao động rất lớn giữa các cá thể thể hiện ở độ lệch chuẩn cao, điều này đƣợc giải thích là do yếu tố cá thể ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng hấp thu, tốc độ và mức độ hấp thu RMP ngay cả ở cùng liều điều trị (Lê Thị Luyến, 2005).

So sánh nồng độ thuốc RMP trung bình của 2 thời điểm ở từng nhóm tại Bảng 4.16 cũng cho thấy giữa 2 nhóm có sự khác biệt: nhóm lao phổi tái trị có sự khác biệt về nồng độ thuốc RMP huyết tƣơng giữa 2 thời điểm 2 và 3 giờ sau uống, với nồng độ RMP trung bình ở 3 giờ đạt cao hơn so với thời điểm 2 giờ (phép kiểm định Wilcoxon cho phân phối không chuẩn) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Luyến và ctv (2005). Ngƣợc lại, ở nhóm lao phổi mới, sự khác biệt về nồng độ thuốc RMP huyết tƣơng giữa 2 thời điểm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Lê Thị Luyến (2006) cũng đã đƣa ra nhận định nhƣ vậy ở nhóm lao phổi mới. Nhƣ vậy, từ kết quả nghiên cứu, có thể thấy rằng, giờ thứ 3 sau khi uống thuốc RMP là thời điểm thuốc đạt nồng độ cao nhất trong huyết tƣơng ở cả hai nhóm bệnh lao phổi mới và lao phổi tái trị. Điều này cũng khẳng định lại rằng, trong quá trình điều trị cần định lƣợng thêm nồng độ thuốc RMP trong huyết tƣơng sau 3 giờ uống là hợp lý và việc đánh giá sẽ chính xác hơn, thay vì chỉ đo ở thời điểm sau 2 giờ nhƣ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ (Trang 100)