Một số định nghĩa, phân loại về bệnh lao phổi và bệnh lao phổi kháng thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ (Trang 48)

2.5.1 Những điều kiện thuận lợi gây bệnh lao phổi kháng thuốc

Cuộc chiến chống bệnh lao đã có những nỗ lực rất lớn, từ những nghiên cứu về đặc tính sinh học của vi khuẩn lao, đến việc phát minh ra các loại thuốc chống lao. Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, nhờ vào việc cải thiện toàn bộ hệ thống sức khỏe cộng đồng đã làm giảm sự bùng nổ bệnh lao, chƣơng trình hoạt động chống lao đƣợc củng cố với những thành công rất lớn khi áp dụng công thức hóa trị liệu trên những bệnh nhân mắc lao, kết quả đã đƣợc công bố là tốc độ nhiễm và chết do bệnh lao đã thực sự giảm một cách đáng kể. Do vậy, chƣơng trình chống lao cấp quốc gia ở các nƣớc công nghiệp đã xem bệnh lao gần nhƣ bị loại trừ, cho nên đã lơ là trong việc kiểm soát bệnh này. Trên thực tế, mặc dù bệnh lao đã đƣợc kiểm soát, nhƣng nó chƣa bao giờ hoàn toàn bị loại trừ, hay nói cách khác, bệnh lao đã không biến mất. Vào khoảng năm 1985, đã bắt đầu có sự gia tăng trở lại những trƣờng hợp mắc lao tại những quốc gia công nghiệp do: sự gia tăng về số lƣợng những tù nhân, những ngƣời vô gia cƣ, những ngƣời nghiện ma túy, mật độ dân cƣ quá đông đúc và tốc độ di cƣ của những ngƣời đến từ các quốc gia có bệnh lao đang lƣu hành cao. Hai nguyên nhân chủ yếu góp phần làm bệnh lao tái xuất hiện là: do sự giảm sút những hoạt động kiểm soát bệnh lao nhƣ đã nói ở trên cùng với việc xuất hiện nạn dịch HIV/AID. Thực vậy, HIV/AID đã làm cho tình hình bệnh lao xấu đi ở những quốc gia đang phát triển, bệnh lao và HIV cùng song hành xảy ra trên đa số những bệnh nhân từ 18 đến 35 tuổi (Juan Carlos Palomino, 2007).

Trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 1991, trong số 224 bệnh nhân lao có đến 89% bệnh nhân đã bỏ qua việc điều trị hoặc điều trị không đủ thời gian, nên hậu quả là hơn một phần tƣ trong số những bệnh nhân này đã trở lại bệnh viện trong vòng một năm với tình trạng vẫn hiện đang mắc bệnh lao (brudney, 1991 trích dẫn của Juan Carlos Palomino, 2007), nghiên cứu này cũng phản ánh một thực trạng, đó là bệnh nhân lao thƣờng bỏ điều trị một phần, hoặc bỏ điều trị hoàn toàn, đây là tình trạng chung vẫn đang xảy ra ở khắp mọi nơi trên thế giới.

2.5.2 Một số định nghĩa, phân loại về bệnh lao phổi và bệnh lao phổi kháng thuốc thuốc

2.5.2.1 Phân loại bệnh lao phổi

Theo Chƣơng trình chống lao Quốc gia, bệnh lao phổi đƣợc phân loại dựa vào:

a. Kết quả xét nghiệm đàm

35

- Lao phổi AFB (-) khi xét nghiệm đàm trực tiếp không có vi khuẩn, thể lao này đƣợc chia thành 2 trƣờng hợp:

+ Trƣờng hợp 1: kết quả xét nghiệm AFB âm tính ít nhất ở 6 mẫu đàm khác nhau qua 2 lần khám, cách nhau từ 2 tuần đến 1 tháng và có tổn thƣơng nghi lao trên phim X quang.

+ Trƣờng hợp 2: kết quả xét nghiệm AFB âm tính, nhƣng nuôi cấy lại có vi khuẩn lao mọc.

b. Tiền sử dùng thuốc chống lao

- Lao phổi mới: ngƣời bệnh chƣa bao giờ dùng thuốc hoặc mới chỉ dùng thuốc lao dƣới 1 tháng.

- Lao phổi điều trị thất bại: bệnh nhân còn vi khuẩn lao trong đàm từ tháng điều trị thứ 5 trở đi.

- Lao phổi điều trị lại sau bỏ trị: ngƣời bệnh không dùng thuốc trên 2 tháng trong quá trình điều trị, sau đó quay lại điều trị với xét nghiệm đờm trực tiếp dƣơng tính.

- Lao phổi tái phát: bệnh nhân đã điều trị lao đƣợc thầy thuốc xác nhận là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị, nay mắc bệnh trở lại với xét nghiệm đàm trực tiếp dƣơng tính.

Ngoài ra, còn định nghĩa lao phổi tái điều trị, bao gồm 3 thể là: lao phổi điều trị thất bại, lao phổi điều trị lại sau thời gian bỏ trị và lao phổi tái phát.

2.5.2.2 Bệnh lao phổi kháng thuốc

Là trƣờng hợp bệnh nhân lao phổi mang vi khuẩn lao kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao. Kháng thuốc là khả năng sống sót và sinh sản của các chủng vi khuẩn, sau khi đã tiếp xúc với thuốc ở nồng độ có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn, chúng sinh sản và chuyển tiếp đƣợc đặc tính đó cho thế hệ sau.

a. Lao phổi đa kháng (multidrug resistant tuberculosis): là bệnh lao mà

vi khuẩn kháng lại ít nhất hai loại thuốc chủ yếu INH và RMP. Đây là 2 thuốc có hiệu lực tiêu diệt vi khuẩn lao mạnh nhất trong số các thuốc chống lao hiện nay.

b. Lao phổi cực kháng (extensively-drug tuberculosis): là bệnh lao mà vi

khuẩn lao đã kháng Isoniazid, Rifampicin, là thuốc chống lao hàng 1; đồng thời, kháng với một chế phẩm Fluoroquinolones bất kỳ và kháng với ít nhất một trong các thuốc kháng lao hàng thứ 2 loại tiêm nhƣ Kanamycin, Amikacin, Capreomycin.

36

Ngoài ra, việc phân loại lao phổi kháng thuốc còn đƣợc phân loại theo các tiêu chuẩn sau:

c. Kháng thuốc tiên phát (primary resistance): là những chủng vi khuẩn

kháng thuốc xuất hiện ở bệnh nhân không có tiền sử điều trị với thuốc chống lao (hoặc thời gian điều trị ít hơn một tháng).

d. Kháng thuốc mắc phải (acquired resistance): là những chủng vi

khuẩn kháng thuốc xuất hiện ở bệnh nhân có tiền sử đã điều trị thuốc chống lao với thời gian từ một tháng trở lên.

e. Kháng thuốc ban đầu: là kháng thuốc ở ngƣời bệnh khai báo chƣa

dùng thuốc chống lao bao giờ, loại kháng này bao gồm cả kháng thuốc tiên phát và kháng thuốc mắc phải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ (Trang 48)