Đáp ứng miễn dịch trong lao phổi kháng thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ (Trang 42)

Mặc dù việc áp dụng chiến lƣợc DOTS, trong điều trị bệnh lao theo khuyến cáo của WHO trong những thập kỷ gần đây, đã đem lại những thành công rất lớn, song sự xuất hiện bệnh lao đa kháng thuốc là một vấn đề nan giải của ngành y tế và đang đe dọa cho sức khỏe cộng đồng trên khắp thế giới. Việc tìm hiểu về vai trò của các tế bào miễn dịch trong cơ thể bệnh nhân mắc lao và lao đa kháng; việc xác định các dấu ấn miễn dịch để tiên đoán hay tiên lƣợng bệnh lao, đã đang đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu gần đây. Chẳng hạn, nghiên cứu của

Kiran et al (2010) đã so sánh mức độ của CD3+/HLA-DR, các phân dƣới nhóm

của bạch cầu lympho nhƣ CD45, CD3, CD4, CD19, CD23, γδ-T cell, NK-T và những dấu ấn của các tế bào chết theo chƣơng trình (apoptosis) hay Fas (CD95) ở hai nhóm bệnh nhân lao phổi còn nhạy với thuốc chống lao (SP- TB) và nhóm bệnh nhân đa kháng thuốc (MDR-TB), đồng thời, tác giả đã thực hiện khảo sát các chỉ số nêu trên ở nhóm đối chứng là những ngƣời đƣợc xác nhận đang khỏe mạnh.

Theo Zhu et al (2011) trên 2 nhóm bệnh nhân SP-TB và MDR-TB trƣớc

điều trị, sau khi điều trị 6 tháng, 18 tháng và 24 tháng, đã cho thấy kết quả lao đa kháng thuốc có liên quan đến nồng độ của HNP 1-3 rất thấp trong huyết tƣơng của bệnh nhân MDR-TB so với nhóm chứng. Trong đó, Human neutrophil peptid 1-3 (HNP1, HNP2, HNP3), là loại protein của bạch cầu đa nhân trung tính, có khả năng chống vi khuẩn rất mạnh trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ (Trang 42)