Thực trạng dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 32)

trường THPT hiện nay

Bộ môn Ngữ Văn đã đổi mới cả về nội dung và phương pháp rồi nhưng phần đông học sinh vẫn lao vào học các môn tự nhiên, còn các môn xã hội trong đó có môn Ngữ Văn, thì có phần vắng bóng hay nói đúng hơn là nhiều em không thích học Văn. Qua thực tế đi chấm nhiều kỳ thi tôi nhận thấy học sinh mắc rất nhiều lỗi sơ đẳng như: viết sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, viết câu, nhầm tác phẩm của nhà văn này với nhà văn khác hay đơn giản nhất là tên riêng mà không viết hoa, phân tích bài văn mà gạch đầu dòng. Đó là những lỗi đơn giản nhất mà nhiều học sinh còn mắc phải thì nói gì đến cảm thụ văn

chương. Trước những lỗi đó phần nào cho thấy tình trạng học Văn của học sinh hiện nay. Thậm chí có những học sinh thích học bộ môn Ngữ Văn nhưng vì thi đại học, cao đẳng kiến thức mênh mông khó đậu, ít trường để lựa chọn hơn nữa cơ hội xin việc khó nên cũng ngậm ngùi từ bỏ để đi theo bộ môn khác dễ đỗ và dễ xin việc hơn. Học sinh tương đối thích những tác phẩm của Nam Cao trong chương trình học, trong đó có truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa, tuy nhiên học sinh cũng phản ánh đây là những tác phẩm dài, khó nhớ,

nhiều mâu thuẫn, xung đột, kịch tính, khó cảm nhận. Cho nên việc cấp thiết hiện nay là phải sử dụng phương pháp dạy học đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nội dung bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh. Làm được điều đó giáo viên phải có những câu hỏi gợi mở, định hướng và phải khơi dậy hứng thú học Văn cho học sinh. Qua thực tế khảo nghiệm về tình hình dạy học truyện ngắn Chí Phèo ở nhà trường phổ thông hiện nay, chúng tôi đều nhận thấy giáo viên chưa chú ý đến đặc trưng thi pháp loại thể truyện ngắn Nam Cao, việc dạy học Chí Phèo không được xác định theo đúng đặc trưng loại thể, đoa là một truyện ngắn nhiều kịch tính, bi kịch số, phận đan xen chồng chất trong tác phẩm. Bên cạnh đó về phía sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn học tập cũng chưa chú ý về vấn đề này. Mặt khác, chúng tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu đặc trưng thi pháp loại thể truyện ngắn Nam Cao với những biểu hiện của chất hiện thực nhiều kịch tính, bi kịch trước những số phận khốn khổ của người nông dân lao động. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng dạy học truyện ngắn Chí Phèo ở trong

nhà trường hiện nay nhằm góp phần nâng cao dạy học truyện ngắn ở nhà trường nói chung và truyện ngắn Nam Cao nói riêng. Như vậy, đây chỉ là khảo sát bước đầu, song qua điều tra thực tế, các phiếu hỏi ta thấy phần đông các em thích phương pháp dạy học gợi mở và dạy theo đặc trưng thể loại trong dạy học tác phẩm văn chương. Đây không phải là hướng đi mới, song nhiều thầy cô chưa sử dụng đúng cách và chưa tận dụng triệt để phương pháp dạy học này nên hiệu quả chưa cao. Đó chính là căn cứ thôi thúc tôi xây dựng

xxxv

đề tài hoàn chỉnh, cụ thể về dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại nhằm cải thiện phần nào tình trạng học văn hiện nay của học sinh ở trường THPT.

Xuất phát từ quan điểm: để học sinh tiếp nhận nhiều thể loại văn học, cảm thụ nhiều loại tác phẩm khác nhau bởi mỗi thể loại văn học có phương thức biểu hiện và phản ánh hiện thực khác nhau, chương trình Ngữ Văn nói chung, chương trình Ngữ Văn 11, THPT nói riêng đã đem cho người đọc cái nhìn đa diện về nền văn học dân tộc. Chỉ tính riêng phần văn học hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 11, HS đã được tiếp xúc với nhiều thể loại văn học hiện đại (thơ, kịch, kí, truyện, văn nghị luận, văn bản nhật dụng…). Một điều rất dễ nhận thấy, mỗi thể loại đều in dấu ấn phong cách tác giả, đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; phản ánh sâu sắc hiện thực đời sống qua từng giai đoạn phát triển. Chính điều này quy định cách dạy học theo từng thể loại theo đúng định hướng của chương trình: xây dựng theo quan điểm tích hợp với nguyên tắc “đọc và cảm thụ văn học phải tuân theo quy định về loại thể, gắn liền với việc bồi dưỡng tri thức thể loại và đánh giá thành tựu văn học theo thể loại”. Các văn bản thuộc thể loại khác nhau cần có cách khai thác và cảm thụ khác nhau.

Vậy, sử dụng phương pháp và công nghệ dạy học như thế nào cho phù hợp với từng nội dung kiến thức cũng như từng đối tượng học sinh để các em cảm thấy thích học bộ môn Ngữ văn nói chung và truyện ngắn Chí Phèo, Đời

thừa của Nam Cao nói riêng? Tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là một việc làm cần thiết trong hoạt động dạy và học Ngữ văn ở trường THPT. Bởi thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm, quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức. Thể loại còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa người đọc và tác phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa thực sự chú ý đến đặc trưng thể loại và trong đó dạy truyện ngắn Chí Phèo,

Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại chưa được chú trọng. Thực trạng các em học sinh ít mặn mà với bộ môn Ngữ văn và số lượng học sinh thích học Văn rất ít một phần là do tác phẩm văn học thì quá dài trong khi thời gian một tiết học ngắn nên các em khó chiếm lĩnh được kiến thức, khó nhớ, hơn nữa học sinh rất sợ làm bài kiểm tra. Để tìm hiểu thực trạng dạy và học truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao chương trình Ngữ Văn 11, THPT, chúng tôi đã sử dụng cách thức chủ yếu là phát phiếu điều tra đến giáo viên và học sinh tại 2 trường:

- Trường THPT Phúc Thọ - Phúc Thọ - Hà Nội - Trường THPT Ngọc Tảo - Phúc Thọ - Hà Nội

Sau đây là một số khái quát về thực trạng dạy truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao trong SGK Ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại (theo thống kê từ phiếu điều tra)

2.1.3.1 Kết quả khảo sát từ giáo viên

Bảng 2.2 Tổng hợp từ 11 giáo viên trƣờng THPT Phúc Thọ và 13 giáo viên trƣờng THPT Ngọc Tảo - huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội

ST

T Câu hỏi Phân loại

Kết quả Trường THPT Ngọc Tảo Trường THPT Phúc Thọ 1

Tôi thường cảm thấy rất thích khi dạy truyện ngắn ? Rất thích Bình thường Không thích 32% 55% 13% 35% 55% 10%

xxxvii

Chí Phèo, Đời thừa

của Nam Cao theo đặc trưng thể loại?

Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

55% 15%

60% 10%

3

Giáo viên chưa từng biết đến phương pháp này? Chưa từng biết Đã biết Biết nhưng ít sử dụng 15% 30% 55% 20% 30% 50% 4 Nhận xét của giáo viên khi sử dụng phương pháp này?

Hiệu quả cao Bình thường Không có hiệu quả 35% 55% 10% 45% 45% 10% 5

Giáo viên dạy truyện ngắn Chí Phèo, Đời

thừa của Nam Cao

theo đặc trưng thể loại kết hợp với phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, diễn giải tích cực? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

30% 50% 20% 28% 52% 20% 6 Nguyện vọng muốn biết sâu sắc về phương pháp này? Muốn biết Không biết 100% 0% 100% 0% 7 GV có thích dạy học theo phương pháp này không? Thích dạy Bình thường Không thích 30% 60% 10% 45% 45% 10%

Qua quá trình khảo sát kết hợp với việc giảng dạy trên lớp của giáo viên, có thể thấy từ khâu chuẩn bị bài đến dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; các thầy cô đã thực hiện khá nghiêm túc quy trình giảng dạy nên khám phá được phần nào giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên thường tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo đúng các bước của một giờ lên lớp. Tuy nhiên, việc khai thác tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại mới chỉ được thực hiện

ở một số giờ học. Có nhiều giờ học, giáo viên quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng - bình, truyền thụ kiến thức một chiều mà chưa chú ý tới đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Các giờ học chủ yếu diễn ra theo phương pháp thuyết trình và một vài câu hỏi đơn điệu: thầy hỏi - trò trả lời; chưa sử dụng phương pháp diễn giải: thầy hỏi trò - trò hỏi thầy - trò hỏi trò. Các hoạt động trao đổi, thảo luận giữa các nhóm học sinh với nhau nếu có cũng chỉ là hình thức, dập khuôn, máy móc. Hơn nữa nhiều GV chỉ chú trọng đến việc đọc và tóm tắt tác phẩm rất mất thời gian, hiệu quả tiết học chưa cao.

Nhìn chung qua một số ý kiến của các thầy cô trực tiếp đứng lớp, có thể nhận thấy một thực trạng còn tồn tại như sau: GV mới chỉ chú trọng khai thác nội dung mà không xuất phát từ đặc trưng thể loại khiến học sinh hiểu tác phẩm chưa có chiều sâu; giáo viên cũng chưa có thói quen cho học sinh sưu tầm các tác phẩm cùng thể loại để mở rộng sự hiểu biết và nắm vững bài học nhờ sự so sánh, liên tưởng. Một số thầy cô còn cho rằng: sau khi học xong, học sinh chỉ cần nhớ tác phẩm hoặc đoạn trích là tốt, vì thế khi giảng chỉ cần giảng ý chính, học sinh hiểu là thành công rồi; cũng có thầy cô lại khẳng định: cái đích của việc học văn là rèn kĩ năng viết văn cho học sinh để đi thi học sinh đạt điểm cao là được; rất ít giờ dạy học sinh được tự do suy nghĩ, phát biểu quan điểm của cá nhân mình, giáo viên thường áp đặt học sinh nói, nghĩ theo những gì mình đã định sẵn; nhiều giáo viên nặng về phần bình khiến học sinh không phát huy được năng lực sáng tạo của nhưng cũng có giáo viên lại

xxxix

chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà xem nhẹ phần bình làm cho giờ học trở nên khô khan, năng lực cảm thụ cái đẹp của tác phẩm đối với học sinh chưa đúng mức.

2.2.2 Kết quả khả o sát từ học sinh

Bảng 2.3 Tổng hợp 175 phiếu của 2 trƣờng THPT Phúc Thọ và THPT Ngọc Tảo - huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội

STT Câu hỏi Phân loại Kết quả

1 Em đã được học tác phẩm truyện ngắn nào chưa? Được học Chưa được học 100% 2 Cảm nhận của em khi học những tác phẩm truyện ngắn? Thích Bình thường Không thích 35% 45% 20% 3

Cảm nhận của em khi học truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao? Thích Bình thường Không thích 40% 40% 20% 4

Em hiểu thế nào là truyện ngắn? Hiểu

Hiểu mơ hồ Không hiểu 35% 50% 15% 5

Em hiểu gì về đặc trưng của truyện ngắn ? Rất hiểu Hiểu mơ hồ Không hiểu 10% 20% 70% 6

Khi dạy học các thầy cô dạy cho chúng em rất kỹ về cốt truyện và nhân vật? Dạy kỹ Bình thường Dạy không kỹ 35% 50% 15% 7 Khi giáo viên dạy truyện ngắn

Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao

Hiểu

Hiểu mơ hồ

35% 15%

theo đặc trưng thể loại kết hợp những câu hỏi nêu vấn đề, gợi mở tôi có thể hiểu các bài rất nhanh?

Không hiểu 50%

Cùng với khảo sát bằng phiếu, chúng tôi cũng đã dự một số giờ dạy truyện ngắn thuộc địa bàn khảo sát và cũng có được những cảm nhận về khả năng cảm thụ của học sinh. Các em đã nhận thức được giá trị nội dung của tác phẩm qua việc khám phá những yếu tố nghệ thuật đặc sắc và những câu hỏi gợi ý của giáo viên. Rất nhiều học sinh khi được hỏi về đặc trưng cơ bản của truyện ngắn các em mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định truyện ngắn phải có nhân vật, có cốt truyện, phản ánh hiện thực qua lăng kính chủ quan…còn các yếu tố về kết cấu, tình huống truyện, ngôn ngữ… thường không được nhắc đến. Khi được hỏi các em có thích học truyện ngắn không thì rất ít các em trả lời có. Được hỏi vì sao thì các em cho rằng truyện ngắn dung lượng dài nhưng thời lượng cho tiết học ít, chứa đựng nhiều sự kiện, chi tiết nên khó học, khó nhớ. Bên cạnh đó, rất nhiều em cho rằng các em thích truyện ngắn vì truyện ngắn chỉ rõ cuộc đời, số phận các nhân vật, cốt truyện gần với cuộc sống nên dễ học, dễ nhớ. Không ít học sinh tiếp thu thụ động chủ yếu bài giảng của giáo viên là tài liệu duy nhất. Việc chuẩn bị bài ở nhà còn hạn chế nên việc học tập theo phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn.

Với kết quả khảo sát như trên, chúng tôi nhận thấy việc học truyện ngắn

Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao thực sự chưa đem đến cho học sinh niềm

hứng thú. Các em đón nhận tác phẩm một cách hời hợt, thiếu khoa học, chưa tương xứng với một thể loại văn học giá trị và độc đáo.

Những phân tích trên cho thấy, học sinh lớp 11 đã được làm quen với khá nhiều tác phẩm truyện ngắn, có những tiền đề tâm lí để tiếp nhận truyện ngắn

Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại, tuy nhiên, vẫn còn

nhiều học sinh hiểu về truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao một cách mơ hồ, thậm chí không có hứng thú khi tiếp nhận.

xli

Để cải thiện tình trạng đó, sách giáo khoa Ngữ Văn được biên soạn chú trọng nhiều hơn vào đặc trưng thể loại nhằm trang bị những tri thức sơ giản về thể loại và tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm. Được hướng dẫn tìm hiểu theo cách này học sinh sẽ có nhiều cơ hội khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Trên cơ sở đó, sẽ có năng lực tiếp nhận độc lập một tác phẩm văn học ngoài nhà trường thuộc cụm thể loại. Muốn vậy, người giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học hữu hiệu để giúp học sinh nắm chắc kiến thức về truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao. Chỉ khi nắm chắc kiến thức về thể loại văn học, học sinh mới có hứng thú tiếp nhận văn bản và yêu mến vốn văn hoá tinh thần của dân tộc.

2.2. Định hƣớng dạy học tác phẩm Chí Phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trƣng thể loại

2.2.1. Định hướng chung

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, khắc phục thực trạng dạy học truyện ngắn hiện nay, chúng tôi đề xuất giải pháp dạy truyện ngắn theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 11 bằng phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học với những giải pháp cụ thể.

Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường nói chung và đổi mới dạy học tác phẩm văn chương nói riêng, người giáo viên luôn phải có ý thức cao độ trong việc vận dụng và sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và biện pháp hữu hiệu, đặc trưng của bộ môn để làm sao mục đích của giờ dạy học đạt kết quả cao nhất.

Mỗi loại thể tác phẩm văn học lại có những phương pháp, hướng tiếp cận khác nhau. Cho nên, để có được giờ dạy tác phẩm văn chương đạt hiệu quả thì giáo viên cần phải xác định được loại thể tác phẩm đó là gì, chất của loại trong thể. Từ đó, đưa ra những phương pháp dạy học hợp lí, tránh tình trạng vận dụng một cách máy móc, thiếu cơ sở khoa học.

Các truyện ngắn lớp 11 trong nhà trường THPT là những tác phẩm đặc sắc, giàu tính nghệ thuật, đòi hỏi người GV phải quan tâm tìm ra những

Một phần của tài liệu Dạy học tác phẩm Chí phèo, Đời thừa của Nam Cao theo đặc trưng thể loại (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)